06/06/2024 11:26

Mẫu đơn xin về sớm cho người lao động đang mang thai năm 2024

Mẫu đơn xin về sớm cho người lao động đang mang thai năm 2024

Đơn xin về sớm cho người lao động đang mang thai năm 2024 là ra sao? Và cách viết mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản như nào?

Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Mẫu đơn xin về sớm cho người lao động đang mang thai năm 2024

Hiện nay, người lao động nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được hướng chế độ thai sản có thể giảm giờ làm việc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Người lao độn nữ cần làm đơn xin về nộp cho công ty theo mẫu để được hưởng quyền lợi theo quy định của Pháp luật.

Căn cứ khoản 2, khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản, người lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc trong các trường hợp sau:

- Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết;

- Lao động nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Do đó, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động đồng nghĩa với việc lao động nữ có thể về sớm hoặc đến làm trễ hơn giờ làm việc 1 tiếng.

Tuy nhiên, lao động nữ phải thông báo cho người sử dụng lao động và thỏa thuận thời giờ làm việc của mình và nộp căn cứ xác minh sẽ được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Dưới đây là một số mẫu đơn xin về sớm cho người lao động đang mang thai mới nhất 2024 mà người đọc có thể tham khảo qua:

Mẫu đơn xin phép về sớm/đi trễ 60 phút/ngày cho lao động nữ năm 2024:https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/DanLuat-BanAn/2024/%C4%90%C6%A1n%20xin%20ph%C3%A9p%20ngh%E1%BB%89%2060%20ph%C3%BAt%20v%C3%A0%20h%C6%B0%E1%BB%9Fng%20nguy%C3%AAn%20l%C6%B0%C6%A1ng%202024.doc

Mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất năm 2024:https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/DanLuat-BanAn/2024/Mau-don-xin-nghi-thai-san.docx

Cách viết mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản như sau:

- Tại mục (1) (8): Điền thông của cá nhân/ phòng ban có thẩm quyền phê duyệt;

VD: Ban giám đốc công ty XYZ/ Ông: Trần Hoàng B giám đốc công ty X;

- Tại mục (2) (3) (4) điền các thông tin cá nhân người lao động;

- Tại mục (5): Điền tên công ty/ đơn vị người lao động đang công tác;

- Tại mục (6): Điền thông tin thời gian xin về sớm từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu;

- Tại mục (9): Điền chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt;

- Tại mục (10): Điền họ tên của người có thẩm quyền phê duyệt;

- Tại mục (11) và (12): Điền nơi làm đơn và ngày làm đơn (VD: TP. Hồ Chí Minh, ngày 06/06/2023);

- Tại mục (13): Điền họ tên người làm đơn;

Bên cạnh đó, khi người lao động nữ viết đơn xin phép cần được trình bày gọn gàng, đầy đủ thông tin cần thiết, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp và dễ thuyết phục cấp trên phê duyệt đơn hơn.

Để hưởng quyền lợi trên, người lao động cần thực hiện thủ tục thông báo cho người sử dụng lao động và thỏa thuận thời giờ làm việc của mình và nộp các giấy tờ liên quan dùng làm căn cứ xác minh hưởng quyền lợi:

Đồng thời, thủ tục trình tự người lao động hưởng chế độ thai sản về sớm 60 phút như sau:

1) Cung cấp giấy xác nhận đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2) Điền thông tin vào đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản về sớm 60 phút như trên.

Sau đó, đơn và giấy xác nhận sau đó được nộp về cho các bộ phận có thẩm quyền bao gồm: Ban giám đốc công ty, Bộ phận nhân sự hoặc trưởng phòng ban quản lý tùy theo quy định của mỗi công ty.

2. Thời gian nghỉ trước khi sinh của lao động nữ là bao lâu?

Căn cứ Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ thai sản như sau:

- Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

- Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

- Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, theo quy định trên, thời gian nghỉ trước khi sinh của lao động nữ là tối đa 02 tháng. Thời gian nghỉ thai sản là 06 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Trân trọng!

Lê Thị Hồng Mai
494

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]