Chào chị, Ban biên tập xin giả đáp như sau:
Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/mau-don-xin-nhap-ho-khau-cho-tre-so-sinh.docx
Thủ tục nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh được thực hiện như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ
- Người đi đăng ký hộ khẩu cho trẻ có thể là cha, mẹ, ông, bà hoặc những người có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ,…
Hồ sơ bao gồm:
- 01 tờ bản sao giấy khai sinh của trẻ có dấu đỏ của UBND xã cấp và 01 bản photo.
- Giấy kết hôn của bố mẹ hoặc nếu đơn thân phải có giấy tờ chứng nhận quyền nuôi dưỡng trẻ.
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản chính).
- Điền đầy đủ các thông tin vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Bước 2. Xác nhận thông tin
- Sau khi hoàn thiện các loại giấy tờ đầy đủ, người đăng ký nhập khẩu cho trẻ sẽ nộp hồ sơ lên Công an quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú của bố hoặc mẹ (nếu như bố mẹ không cùng hộ khẩu thưởng trú).
- Cán bộ có thẩm quyền giải quyết sẽ tiếp nhận hồ sơ, sau đó kiểm tra các thông tin, đối chiếu các loại giấy tờ, lấy bản sao giấy khai sinh có dấu đỏ, giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định ly hôn (photo).
Bước 3. Nhận giấy hẹn
- Người đăng ký sẽ được cơ quan có thẩm quyền đưa giấy hẹn có ghi rõ thời gian nhận lại sổ hộ khẩu.
Như vậy, thủ tục nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh sẽ giúp ba mẹ, người có quyền nuôi dưỡng trẻ có thể thực hiện việc nhập khẩu một cách nhanh chóng, ngắn gọn và đơn giản. Nhập hộ khẩu và khai sinh cho trẻ là thủ tục miễn phí,vì thế các phụ huynh cần hết sức lưu ý phải nhập khẩu để đảm bảo được các quyền lợi chính đáng cho trẻ.
Theo Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền khai sinh, khai tử như sau:
- Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh
Đồng thời, theo Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con;
- Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Ngoài ra, tại khoản 1 và khoản 3 Điều 5 Luật Trẻ em 2016 quy định nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em như sau:
- Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình;
- Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
Vì vậy, đăng ký thường trú vừa là quyền vừa là trách nhiệm của mỗi công dân, nên khi trẻ em được sinh ra, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của trẻ em, người có trách nhiệm nên thực hiện đăng ký thường trú sớm cho trẻ em.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú thì mức phạt quá thời hạn đăng ký khai sinh như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối hành vi sau đây:
- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Như vậy, nếu đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ sơ sinh quá 60 ngày thì người đăng ký có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trân trọng!