Theo quy định tại tiểu mục 5.7.2; tiểu mục 5.7.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8793:2011 về bếp nấu ăn bán trú tại trường tiểu học (đối yêu cầu tại tiêu chuẩn này thì không bắt buộc áp dụng, chỉ mang tính tham khảo) cần đảm bảo yêu cầu như:
- Để đảm bảo nhu cầu học 2 buổi/ngày của bậc tiểu học cần bố trí nhà ăn. Chỉ tiêu diện tích từ 0,65 m2/ chỗ đến 0,75 m2/ chỗ (chia thành 2 ca) được tính với 35 % số học sinh, giáo viên và nhân viên của toàn trường. Căng tin của nhà trường được thiết kế với diện tích tối thiểu 24 m2 (nếu có).
- Độc lập với khối phòng học và khối phòng phục vụ học tập;
- Dây chuyền hoạt động một chiều, hợp vệ sinh;
- Tiêu chuẩn diện tích từ 0,30 m2/học sinh đến 0,35 m2/học sinh;
- Khu sơ chế và chế biến thực phẩm đủ ánh sáng, thông thoáng, ngăn cách với khu nấu ăn và khu chia thức ăn;
- Khu chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với phòng ăn.
- TCVN 8793:2011 áp dụng để thiết kế khi xây dựng mới hoặc cải tạo các trường tiểu học.
- TCVN 8793:2011 cũng có thể được áp dụng cho các trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác.
Mẫu đơn xin ăn bán trú ở trường tiểu học (tham khảo): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/don-xin-an-ban-tru-tai-truong-tieu-hoc.doc
Tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT Bộ Y tế hướng dẫn cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên y tế trường học và nhân viên phụ trách bữa ăn học đường tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học như sau:
Một số yêu cầu chung:
- Tại khu vực tổ chức ăn nên chuẩn bị bàn riêng để chia thức ăn;
- Tuyệt đối không để trẻ em, học sinh đứng hoặc ngồi ăn dưới đất;
- Bàn, ghế sắp xếp hợp lí để giáo viên dễ quan sát trẻ em/học sinh trong khu vực ăn;
- Đối với trẻ mầm non, nên chuẩn bị dư số bát, thìa so với số trẻ để đề phòng trẻ làm rơi.
- Có khăn lau mặt; khăn lau tay riêng cho mỗi trẻ em, học sinh.
(1) Chuẩn bị
- Rửa tay với nước sạch và xà phòng theo đúng quy trình.
- Giáo viên hoặc nhân viên phục vụ ăn bán trú chia cơm và thức ăn vào từng khay/bát cho học sinh và đặt trên bàn chia.
- Tạo hứng thú cho bữa ăn: Giáo viên hoặc nhân viên phục vụ ăn bán trú giới thiệu món ăn; cùng học sinh trò chuyện về các món ăn, cách chế biến thức ăn, lợi ích khi ăn đủ chất dinh dưỡng,...
- Học sinh xếp hàng theo thứ tự lên bàn chia suất ăn để bê khay/bát ăn ra bàn ăn và ngồi vào vị trí để chuẩn bị ăn.
(2) Trong khi ăn
- Giáo viên hoặc nhân viên phục vụ ăn bán trú tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho học sinh trong khi ăn.
- Nhắc nhở học sinh thực hiện những hành vi văn minh trong ăn uống như:
+ Ngồi ngay ngắn khi ăn;
+ Ăn gọn gàng, không rơi vãi;
+ Nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, nhai kĩ;
+ Không nói chuyện, cười đùa trong khi ăn;
+ Không bốc thức ăn;
+ Không tranh giành đồ ăn.
- Giáo viên nói chuyện về các món ăn, lợi ích của từng nhóm thực phẩm có trong món ăn, chế độ ăn uống lành mạnh, tại sao cần ăn đa dạng thực phẩm, một số bệnh lý liên quan đến thói quen không tốt trong ăn uống (suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, ngộ độc thực phẩm, sâu răng,...).
- Động viên và khuyến khích học sinh ăn hết suất ăn của mình.
- Khi đang ăn, nếu học sinh đi vệ sinh, cần nhắc nhở học sinh rửa sạch tay.
(3) Sau khi ăn
- Hướng dẫn học sinh thu dọn sạch sẽ chỗ ăn của mình sau khi ăn xong.
- Lau miệng và sắp xếp bàn ghế ngay ngắn. Xếp khay/bát ăn, thìa và khăn lau miệng đúng nơi quy định sau khi ăn xong.
- Học sinh phân loại rác để dọn sạch trong khay ăn của mình và đổ rác đúng khu vực được bố trí và rửa tay sạch sẽ.
- Nhắc học sinh không chạy nhảy sau khi ăn.
Trân trọng!