16/04/2024 15:47

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cho học sinh mới nhất và hướng dẫn cách viết

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cho học sinh mới nhất và hướng dẫn cách viết

Em đang học THCS do không học bài cũ nhiều lần nên GVCN yêu cầu viết bản kiểm điểm. Do đó, a/c giúp em tìm mẫu bản kiểm điểm cá nhân cho học sinh với ạ. Thanh Huy – Bình Phước.

Chào bạn, ban biên tập xin giải đáp như sau:

>> Xem thêm: Mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho người lao động, viên chức, đảng viên mới nhất

Cách tính điểm trung bình môn cuối kì, cả năm học sinh THCS, THPT mới nhất

1. Bản kiểm điểm cá nhân là gì?

Bản kiểm điểm cá nhân dành cho học sinh có thể được hiểu đơn giản là một văn bản do cá nhân tự viết ra để đánh giá bản thân về những ưu điểm, khuyết điểm, hành vi vi phạm (nếu có) và đề ra phương hướng phấn đấu trong học tập, rèn luyện trong một khoảng thời gian nhất định.

Học sinh phải viết bản kiểm điểm cá nhân trong hai trường hợp chính như:

(1) Vi phạm nội quy, quy định của nhà trường:

- Vi phạm nội quy học tập như: không thuộc bài, đi học muộn, không làm bài tập về nhà, quay cóp trong giờ kiểm tra,...

- Vi phạm nội quy kỷ luật như: đánh nhau, nói chuyện trong giờ học, sử dụng điện thoại trong giờ học,...

- Vi phạm những quy định khác của nhà trường như: đi học muộn, bỏ học, ra khỏi trường khi chưa được phép,...

(2) Cuối mỗi học kỳ hoặc năm học:

- Nhằm mục đích giúp học sinh nhìn nhận lại bản thân, điểm lại những ưu điểm, khuyết điểm trong học tập và rèn luyện. Từ đó, học sinh có thể rút ra kinh nghiệm và đề ra kế hoạch phấn đấu cho học kỳ hoặc năm học tiếp theo.

Ngoài ra, nhà trường cũng có thể yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm cá nhân trong một số trường hợp khác như:

- Khi học sinh có hành vi sai trái nhưng chưa đến mức phải vi phạm kỷ luật.

- Khi học sinh có khó khăn trong học tập hoặc rèn luyện cần được nhà trường giúp đỡ.

Lưu ý:

- Mỗi trường học có thể có quy định khác nhau về việc học sinh phải viết bản kiểm điểm cá nhân khi nào.

- Học sinh cần viết bản kiểm điểm cá nhân một cách trung thực và có thái độ cầu tiến.

>> Xem thêm: 

Tổng hợp mẫu đơn xin phép nghỉ học THCS, THPT mới nhất và cách viết

Mẫu bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 cho học sinh và thể lệ cuộc thi chi tiết

2. Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cho học sinh mới nhất và hướng dẫn cách viết

Mẫu bản kiểm điểm cá nhân cho học sinh mới nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/bang-kiem-diem-cho-hoc-sinh.doc 

Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm cá nhân cho học sinh (tham khảo):

- Mục Ngày ... tháng ... năm: Ghi địa điểm và ngày tháng viết đơn.

- Mục Kính gửi:

+ Mục Ban giám hiệu trường: Ghi tên của trường đang theo học.

+ Mục Giáo viên chủ nhiệm: Ghi tên lớp đang học hiện tại.

- Mục Em tên là..... Lớp… Năm học: Ghi tên đầy đủ, lớp đang theo học và năm học.

- Mục Trường: Ghi tên trường bạn đang theo học.

- Mục Nơi ở: Địa chỉ nơi bạn sinh sống và hoạt động.

- Mục Hành vi vi phạm: Mô tả chi tiết nội dung vi phạm và lý do, ví dụ như vi phạm nội quy về việc không học bài cũ trước khi đến lớp nhiều lần....

- Mục Nội quy nhà trường: Ghi rõ vi phạm điều lệ mấy của trường và tên trường bạn đang học.

- Học sinh viết bản kiểm điểm kí tên kèm chữ ký phụ huynh.

3. 07 hành vi học sinh không được làm theo điều lệ trường học

Theo quy định tại Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về những hành vi học sinh không được làm bao gồm:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trân trọng!

Nguyễn Ngọc Trầm
16804

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn