14/12/2024 17:57

Luật công chứng (sửa đổi) 2024: Bỏ nội dung công chứng bản dịch ra khỏi phạm vi công chứng

Luật công chứng (sửa đổi) 2024: Bỏ nội dung công chứng bản dịch ra khỏi phạm vi công chứng

Luật Công chứng 2024 được thông qua ngày ngày 26/11/2024, trong đó loại bỏ nội dung công chứng bản dịch ra khỏi phạm vi công chứng.

Từ ngày 01/7/2025, bỏ nội dung công chứng bản dịch ra khỏi phạm vi công chứng

Theo giải thích tại Luật Công chứng 2014 thì:

- Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

- Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng 2014.

Hiện hành, tại Luật Công chứng (sửa đổi) 2024 đã định nghĩa Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng giao dịch theo quy định tại Điều 73 của Luật này.”

Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 18 Luật Công chứng (sửa đổi) 2024 cũng quy định Công chứng viên có các quyền:

1. Công chứng viên có các quyền sau đây:

c) Được công chứng giao dịch theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực;

..

Có thể thấy, so với quy định hiện hành thì Luật Công chứng (sửa đổi) 2014 đã loại bỏ nội dung công chứng bản dịch ra khỏi phạm vi công chứng, đồng thời cho phép công chứng viên được thực hiện chứng thực chữ ký người dịch.

Tuy nhiên, bản dịch đã được công chứng trước ngày Luật Công chứng (sửa đổi) 2014 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2025) vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng; trường hợp có nhu cầu sử dụng bản dịch thì thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký người dịch theo quy định Luật Công chứng (sửa đổi) 2014 và pháp luật về chứng thực. (Theo Khoản 11 Điều 76 Luật Công chứng (sửa đổi) 2014)

Công chứng viên có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo Điều 18 Luật Công chứng (sửa đổi) 2014 thì công chứng viên có các quyền sau đây:

- Được bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

- Thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng, tham gia hợp danh vào Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề công chứng;

- Được công chứng giao dịch theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực;

- Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, được khai thác, sử dụng thông tin từ các cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật để thực hiện việc công chứng;

- Quyền khác theo quy định của Luật Công chứng (sửa đổi) 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đồng thời, công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

- Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;

- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;

- Hành nghề tại 01 tổ chức hành nghề công chứng; bảo đảm thời gian làm việc theo ngày, giờ làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;

- Hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện đúng các quy định về thủ tục công chứng và quy định của pháp luật có liên quan; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng;

- Từ chối công chứng trong trường hợp giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội và các trường hợp khác theo quy định của Luật này; giải thích rõ lý do từ chối công chứng;

- Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm;

- Gia nhập Hội công chứng viên tại địa phương nơi muốn hành nghề và duy trì tư cách hội viên trong suốt quá trình hành nghề công chứng tại địa phương đó;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng mà mình thực hiện;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là thành viên hợp danh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng (sửa đổi) 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bùi Thị Như Ý
354

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]