27/09/2023 17:29

Kỹ thuật tạo giống lúa lai hai dòng và phương pháp kiểm tra chất lượng

Kỹ thuật tạo giống lúa lai hai dòng và phương pháp kiểm tra chất lượng

Tôi muốn hỏi kỹ thuật tạo giống lúa lai hai dòng và phương pháp kiểm tra chất lượng hạt giống thế nào?_Lâm Điền(Cần Thơ)

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Kỹ thuật tạo giống lúa lai hai dòng

Theo Mục I Quy chuẩn QCVN 01–51:2011/BNNPTNT quy định kỹ thuật tạo giống lúa lai hai dòng như sau:

* Ruộng sản xuất giống

- Yêu cầu về đất: Ruộng nhân dòng TGMS, dòng bố, và sản xuất hạt lai F1 phải sạch cỏ dại, lúa vụ trước và các cây trồng khác.(TGSM là dòng mẹ bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ)

- Yêu cầu về nhiệt độ:

+ Giai đoạn mẫm cảm nhiệt độ của dòng TGMS từ đầu bước 4 đến cuối bước 6 (phân chia theo Đinh Dĩnh) của quá trình phân hóa đòng (trước khi lúa trỗ từ 18 ngày đến 10 ngày).

+ Đối với sản xuất hạt lai F1: nhiệt độ trung bình hàng ngày trong giai đoạn này phải cao hơn ngưỡng nhiệt độ gây chuyển đổi tính dục của từng dòng bất dục đực.

- Yêu cầu cách ly: Ruộng nhân dòng bố, mẹ, và sản xuất hạt lai F1 phải cách ly với các ruộng trồng lúa khác ở xung quanh bằng một trong các phương pháp quy định ở Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu cách ly

Ruộng sản xuất

Phương pháp cách ly

Không gian

Thời gian

Vật cản

Dòng TGMS

- Chọn dòng: ít nhất 300 m

- Nhân dòng: ít nhất 300 m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 20 ngày

Địa hình tự nhiên (đê, đồi núi, ...).

Dòng bố

- Chọn dòng: ít nhất 50 m

- Nhân dòng: ít nhất 20 m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 15 ngày

Hàng rào chắn (đê, tường, đồi núi, ni lon...) cao ít nhất 2,5 m, cách các ruộng lúa khác cùng trỗ ít nhất 50 m.

Hạt lai F1

 ít nhất 100 m

Trỗ trước hoặc sau ít nhất 20 ngày

Hàng rào chắn (đê, tường, đồi núi, ni lon...) cao ít nhất 2,5 m, cách các ruộng lúa khác cùng trỗ ít nhất 50 m.

- Về độ thuần giống: Ruộng nhân dòng TGMS, dòng bố, và sản xuất hạt lai F1, tại mỗi lần kiểm định phải đạt độ thuần giống theo quy định ở Bảng 2 Quy chuẩn QCVN 01–51:2011/BNNPTNT về chỉ tiêu độ thuần giống.

- Về mức độ bất dục đực của dòng TGMS

Tỷ lệ hạt phấn hữu dục và tỷ lệ kết hạt của dòng TGMS trên ruộng nhân dòng phải đạt yêu cầu theo quy định ở Bảng 3 Quy chuẩn QCVN 01–51:2011/BNNPTNT.

- Về cỏ dại: Tại mỗi lần kiểm định, phải đạt yêu cầu về cỏ dại trên ruộng nhân dòng và ruộng sản xuất hạt lai theo quy định ở Bảng 4 Quy chuẩn QCVN 01–51:2011/BNNPTNT.

* Các chỉ tiêu chất lượng hạt giống

- Chất lượng hạt giống lúa lai hai dòng phải đạt yêu cầu theo quy định ở Bảng 5.

Bảng 5 – Chỉ tiêu chất lượng hạt giống

Chỉ tiêu

Dòng TGMS

Dòng bố

Hạt lai F1

Siêu nguyên chủng

Nguyên chủng

Xác nhận

Siêu nguyên chủng

Nguyên chủng

Xác nhận

Độ sạch, % khối lượng không nhỏ hơn

99,0

99,0

99,0

99,0

99,0

99,0

98,0

Hạt cỏ dại, số hạt/kg, không lớn hơn

0

5

10

0

5

10

10

Hạt khác giống có thể phân biệt được, % số hạt, không lớn hơn

0

0,01

0,05

0

0,05

0,25

0.30

Tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn

80

80

80

80

80

80

80

Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

13,0

13,0

13,0

13,0

13,0

13,0

13,0

Như vậy, để hạt giống lúa lai hai dòng đạt chất lượng cao thì kỹ thuật trồng cần đảm bảo điều kiện yêu cầu về đất, nhiệt độ mẫn cảm, cách ly cỏ dại và cây trồng khác, độ thuần giống và mức độ bất dục đực của dòng TGMS.

2. Phương pháp kiểm tra chất lượng hạt giống thế nào?

* Về phương pháp kiểm định

- Các chỉ tiêu chất lượng ruộng giống lúa lai hai dòng quy định tại Mục 2.1 Quy chuẩn QCVN 01–51:2011/BNNPTNT được xác định theo TCVN 8550:2011 (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi TCVN 8550:2018) Giống cây trồng - Phương pháp kiểm định ruộng giống.

- Số lần kiểm định: ít nhất 4 lần tại các thời điểm sau:

+ Lần 1: Sau khi cấy hoặc gieo thẳng từ 10 ngày đến 20 ngày;

+ Lần 2: Khi lúa trỗ từ 1% đến 5%;

+ Lần 3: Khi lúa trỗ từ 50% đến 70%;

+ Lần 4: Trước khi thu hoạch từ 5 ngày đến 7 ngày.

* Về phương pháp kiểm nghiệm

- Lấy mẫu lô hạt giống lúa lai hai dòng theo TCVN 8548:2011 Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm.

- Các chỉ tiêu chất lượng hạt giống lúa lai hai dòng quy định tại Mục 2.2 Quy chuẩn QCVN 01–51:2011/BNNPTNT được xác định theo TCVN 8548:2011 Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm.

* Về phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần giống

- Kiểm tra tính đúng giống và độ thuần hạt giống lúa lai hai dòng trên ô thí nghiệm khi cần thiết theo TCVN 8547:2011 Giống cây trồng - Phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống.

Như vậy, các phương pháp kiểm định, kiểm nghiệm và kiểm tra được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng của ruộng giống và hạt giống lúa lai hai dòng.

Trân trọng!

Hứa Lê Huy
2131

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]