Chào chị, ban biên tập xin giải đáp như sau:
Ký hiệu C (©) là ký hiệu được sử dụng để tuyên bố quyền sở hữu đối với một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,... nghĩa là bản quyền đã được đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Ký hiệu này được đặt trong vòng tròn tròn và được đặt ở góc phải phía dưới của logo.
Ký hiệu C (©) có ý nghĩa là tác phẩm đó đã được đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ký hiệu này giúp bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Tất cả các quyền lợi hợp pháp của tác phẩm in ký hiệu © đã được các cơ quản quản lý bảo hộ theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
…
Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Như vậy, Ký hiệu C (©) là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng logo thương hiệu, nhãn hiệu.
Đồng thời, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ. Hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu. Tất cả các quyền lợi hợp pháp này sẽ đươc Cơ quan quản lý bảo hộ.
Ký hiệu R ® có nghĩa là đã đăng ký, đã được bảo hộ. Ký hiệu ® được sử dụng để thể hiện rằng một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, logo thương hiệu, nhãn hiệu hiệu này, cho biết doanh nghiệp đã đăng kí bảo hộ và sở hữu nó một cách hợp pháp, được cơ quan nhà nước công nhận bảo hộ.
Do đó, trong các trường hợp, nhãn hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để thông tin cho người tiêu dùng biết là nhãn hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ thì không được dùng ký hiệu này.
Để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu này phải đáp ứng các điều kiện:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. (Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022)
Ví dụ: Một số thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam có sử dụng ký hiệu R® trên logo thương hiệu, nhãn hiệu là:
- Logo thương hiệu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk có sử dụng ký hiệu R® ở góc phải phía trên của logo. Ký hiệu này thể hiện rằng logo thương hiệu của công ty đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Logo thương hiệu của công ty Biti's, ký hiệu R® được đặt ở phía trên chữ "s" của tên thương hiệu "Biti's".
Ký hiệu TM ™ có nghĩa là nhãn hiệu. Đối với những sản phẩm chưa đăng ký quyền bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng ™ để khẳng định quyền của mình với nhãn hiệu đó và cảnh báo với những đối tượng muốn sự dụng nhãn hiệu của mình một cách bừa bãi không xin phép thì sẽ gắn chữ ™. Đây là ký hiệu dùng để phân biệt sản phẩm dịch vụ của công ty mình với những công ty khác.
Tuy nhiên, ký hiệu này không có giá trị về mặt pháp luật vì nó không có nghĩa nhãn hiệu đã được bảo hộ mà nó chỉ nhấn mạnh quyền sở hữu của doanh nghiệp, và chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ tự mình bảo hộ nhãn hiệu này.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm quy định chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
+ Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
+ Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP;
+ Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP;
+ Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
Đồng thời, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 2. Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Như vậy, các hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn buộc cải chính công khai đối với hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Trân trọng!