Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Hiện nay, Nhà nước đang phân BHXH thành 02 loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, người dân khi tham gia các loại BHXH phải đóng tiền BHXH cho Nhà nước theo mức đóng hàng tháng.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
….
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, người lao động không bắt buộc phải đóng BHXH liên tục các tháng vì thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được xác định là thời gian từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi ngừng đóng và sẽ được cộng dồn các tháng có đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ của BHXH.
Tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng được xác định như sau:
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc hàng tháng | = | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | x | Tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc |
Trong đó:
- Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp về lao động.
- Tỷ lệ % đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ phụ thuộc vào người đóng là người sử dụng lao động hay người lao động mà có các tỷ lệ khác nhau, cụ thể như sau:
Đối tượng | Người sử dụng lao động | Người lao động | |
Quỹ BHXH | Quỹ hưu trí, tử tuất | 14% | 8% |
Quỹ ốm đau, thai sản | 3% | 0 | |
Quỹ TNLĐ-BNN | 0,5% | 0 | |
Quỹ BHTN | 1% | 1% | |
Quỹ BHYT | 3% | 1,5% | |
Tổng mức đóng | 21,5% | 10,5% |
Bảng tỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc năm 2024
Như vậy, dựa trên mức lương cơ sở của người lao động, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đóng 21.5% và người lao động sẽ đóng 10.5%, tổng cộng là 32%.
Sau khi nghỉ việc ở công ty cũ mà không đủ điều kiện để tiếp tục đóng BHXH bắt buộc thì người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 về thủ tục đăng ký BHXH tự nguyện như sau:
Bước 1: Kê khai và nộp hồ sơ.
Kê khai 01 bộ hồ sơ và nộp hồ sơ cho Tổ chức dịch vụ hoặc nộp cho cơ quan BHXH, hồ sơ bao gồm:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/mau-tk1-ts-595.doc
Bước 2: Đóng tiền cho Tổ chức dịch vụ hoặc cho cơ quan BHXH.
Người nộp hồ sơ đóng tiền theo phương thức đăng ký hoặc qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký.
Bước 3: Nhận kết quả.
Kết quả nhận được bao gồm sổ BHXH và thông báo, xác nhận thời gian đóng BHXH hằng năm.
Như vậy, trong trường hợp người lao động không tham gia BHXH bắt buộc nữa thì vẫn có thể thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng các quyền lợi của BHXH.
Để có thể tham gia BHXH tự nguyện, người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định như trên và đóng tiền cho Tổ chức dịch vụ hoặc cơ quan BHXH để hồ sơ được tiếp nhận. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan BHXH sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định trong vòng không quá 05 ngày.