28/09/2023 16:57

Kế hoạch biên chế công chức được gửi vào ngày mấy hàng năm?

Kế hoạch biên chế công chức được gửi vào ngày mấy hàng năm?

Tôi muốn hỏi kế hoạch biên chế công chức được gửi vào ngày mấy hàng năm?_“Hữu Nghị-Lai Châu”

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Kế hoạch biên chế công chức được gửi vào ngày mấy hàng năm?

Thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức như sau:

- Chậm nhất là ngày 15 tháng 6 hằng năm, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về BNV để thẩm định.

- Chậm nhất là ngày 20 tháng 7 hằng năm, Bộ Bội vụ(BNV) trình Thủ tướng Chính phủ (TTCP) phê duyệt tổng biên chế công chức của các bộ, ngành, địa phương.

-Trường hợp các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP, BNV trình TTCP xem xét, quyết định biên chế công chức của bộ, ngành, địa phương đó với tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.

Nội dung kế hoạch biên chế công chức hằng năm

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 62/2020/NĐ-CP thì kế hoạch biên chế công chức hằng năm bao gồm những nội dung sau:

- Sự cần thiết của việc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm.

- Báo cáo đánh giá việc giao và sử dụng biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch tại thời điểm lập kế hoạch.

- Xác định biên chế công chức của năm kế hoạch; kèm theo việc thống kê, tổng hợp số liệu biên chế công chức của năm kế hoạch theo Phụ lục IA hoặc Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 62/2020/NĐ-CP.

- Giải pháp thực hiện kế hoạch biên chế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí để thực hiện.

- Kiến nghị, đề xuất.

Như vậy, thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức cho BNV chậm nhất là ngày 17/6 hằng năm. Sau đó, chậm nhất là ngày 20/7 hằng năm BNV trình TTCP phê duyệt tổng biên chế công chức của các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, trong kế hoạch phải đảm bảo các nội dung theo quy định. Trường hợp các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định thì BNV trình TTCP xem xét, quyết định tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.

2. Hồ sơ gửi kế hoạch và trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm

Hồ sơ gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm

Theo Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hằng năm gồm

- Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức hằng năm;

- Kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định 62/2020/NĐ-CP;

- Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch.

Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm

Theo Điều 10  Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm như sau:

- Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về định mức biên chế công chức để xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 62/2020/NĐ-CP.

- Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của các cơ quan, tổ chức; tổng hợp, lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương để bộ, ngành, địa phương gửi BNV thẩm định.

- BNV thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương; tổng hợp kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương trình TTCP phê duyệt; quyết định giao biên chế công chức đối với từng bộ, ngành, địa phương sau khi được TTCP phê duyệt.

- Bộ, ngành, địa phương quyết định giao biên chế công chức đối với từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương trong số biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao.

3. Quy định về điều chỉnh biên chế công chức

Theo Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định việc điều chỉnh biên chế công chức như sau:

- Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:

- Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP;

- Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

- Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức

+ Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;

+ Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về BNV để thẩm định, trình TTCP quyết định;

+ Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 62/2020/NĐ-CP, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về BNV để quyết định. BNV tổng hợp, báo cáo TTCP khi trình TTCP phê duyệt biên chế công chức hằng năm.

Như vậy, người nào có ý định thi tuyển công chức thì cần theo dõi thông báo tuyển dụng công chức hàng năm của các bộ, ngành, địa phương để nắm được nhu cầu tuyển dụng và các vị trí công chức cần tuyển.

Trân trọng!

Hứa Lê Huy
341

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn