Khi thực hiện các công đoạn trong quá trình đầu tư, việc tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động không thể thiếu. Tuy nhiên, có nhiều người chưa biết được cách tra cứu ra sao thì mời tham khảo bài viết dưới đây.
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực kinh doanh trong đó doanh nghiệp được phép thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Tra cứu ngành nghề kinh doanh là việc tổng hợp thông tin ngành nghề kinh doanh theo tiêu chí người tra cứu đưa ra như: Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đối tác; Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh để bổ sung ngành nghề; Tra cứu ngành, nghề kinh doanh có điều kiện,…
Việc tra cứu ngành nghề kinh doanh thường được thực hiện trước khi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các công đoạn của quá trình đầu tư. Nắm bắt rõ hơn về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp khách hàng hoặc doanh nghiệp đối tác, từ đó giúp cho quá trình hợp tác hiệu quả hơn.
- Việc tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp giúp anh có thể:
+ Nắm rõ hơn tình hình kinh doanh, thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp về các ngành nghề.
+ Tra cứu mã ngành nghề còn giúp nắm rõ tên ngành nghề, mã số ngành nghề để thực hiện bổ sung hoặc thay đổi ngành nghề.
+ Tra cứu các ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là các ngành nghề có điều kiện giúp bạn nắm rõ hơn điều kiện và quy định của pháp luật về ngành nghề này, từ đó đăng ký và thực hiện hoạt động kinh doanh chính xác hơn.
Ngoài ra, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được tạo thành danh mục, danh mục này được quy định tại Điều 3 Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, sẽ bao gồm tất cả các ngành, nghề kinh doanh trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và được chia thành 5 cấp bậc:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Đây là cách nhanh chóng và đơn giản nhất.
- Truy cập Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đường link https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
- Nhập MST của doanh nghiệp cần tra cứu vào ô thông tin.
- Chọn vào tên của doanh nghiệp đang cần tra cứu.
- Sau khi chọn đúng tên doanh nghiệp, thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cần tra cứu sẽ hiện ra bao gồm:
+ Tên doanh nghiệp (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài).
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp.
+ Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
+ Loại hình doanh nghiệp (loại hình pháp lý).
+ Tên người đại diện.
+ Ngành nghề kinh doanh.
- Truy cập vào link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ website chính thức về đăng ký doanh nghiệp của Cổng thông tin Quốc gia.
- Chọn mục Hỗ trợ.
- Chọn vào mục Tra cứu ngành nghề kinh doanh.
Danh sách các ngành nghề kinh doanh được sẽ được hiện ra dưới dạng bảng cùng mã ngành nghề kinh doanh. Sau đó chỉ cần tra cứu theo từ khóa hoặc mã ngành để biết chính xác tên gọi của ngành nghề kinh doanh muốn lựa chọn.
- Truy cập link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Nganhnghedautukinhdoanh.aspx
- Lựa chọn nhóm ngành nghề kinh doanh bạn đang quan tâm và click vào.
Website sẽ trả về kết quả là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong nhóm ngành này và cuối cùng là chọn vào ngành nghề cụ thể muốn tìm hiểu.
Trên đây là hướng dẫn các thực hiện tra cứu ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trân trọng!