14/01/2022 14:21

Hướng dẫn công tác thực hành quyền công tố án kinh tế 2022

Hướng dẫn công tác thực hành quyền công tố án kinh tế 2022

Ngày 05/01/2022, VKSNDTC ban hành Hướng dẫn 03/HD-VKSTC công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án kinh tế năm 2022.

Theo đó, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) hướng dẫn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án kinh tế năm 2022 như sau:

1. Trong giai đoạn khởi tố vụ án

- Kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm về kinh tế; kịp thời, chủ động đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh để thu thập chng cứ ngay từ đầu; trực tiếp tiến hành kiểm tra, xác minh trong trường hp cần thiết theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, không để xảy ra trường hợp oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự làm ảnh hưởng đến quyền lợi hp pháp của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

- Tăng cường yêu cầu Cơ quan điều tra kiểm tra, xác minh tài sản của các đối tượng có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản trong các vụ án kinh tế để yêu cầu hoặc trực tiếp áp dụng sớm các biện pháp tố tụng thu hồi tài sản cho Nhà nước.

- Kiểm sát đầy đủ, kịp thời các quyết định xử lý của Cơ quan điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án, đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật; chú ý phát hiện, xử lý ngay trường hợp lạm dụng việc tạm đình chỉ kiểm tra, xác minh dẫn đến kéo dài thời hạn giải quyết vụ án, vụ việc.

2. Trong giai đoạn điều tra vụ án

- Tiếp tục thực hiện nghiêm các Chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về trách nhiệm công tố, kiểm sát điều tra. Phê chuẩn các lệnh, quyết định về khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo đảm có căn cứ, đúng pháp luật và cần thiết; chú trọng phân loại rõ sai phạm, phân hóa sâu đối tượng để có quan điểm xử lý phù hợp; kiên quyết từ chối phê chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, trái pháp luật của Cơ quan điều tra.

- Đ ra yêu cầu điều tra sát với những vấn đề cần chứng minh trong từng vụ án cụ thể; tham gia đầy đủ các hoạt động điều tra theo luật định để thu thập đầy đủ, toàn diện chứng cứ; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra khi cần thiết để kiểm tra, củng cố chứng cứ, đảm bảo vững chắc cho việc truy tố, buộc tội của Viện kiểm sát. Tăng cường phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong trưng cầu giám định và định giá tài sản để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

- Kiểm sát chặt chẽ các quyết định xử lý của Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra, các vụ án tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, không để xảy ra việc lạm dụng căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ dẫn đến bỏ lọt tội phạm, kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

- Phối hợp với Cơ quan điều tra tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, không để kéo dài, hạn chế việc gia hạn thời hạn điều tra nhiều lần mà không có lý do xác đáng theo luật định.

3. Trong giai đoạn truy tố

- Tích cực, chủ động trực tiếp phúc cung hoặc tiến hành một số hoạt động điều tra để thẩm định chứng cứ, nhất là các vụ án phức tạp, chứng cứ có nhiều mâu thuẫn, có đơn khiếu kiện về oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.

- Đẩy nhanh tiến độ truy tố, đảm bảo đúng thời hạn luật định, có biện pháp cụ thể khắc phục trường hợp gia hạn thời hạn truy tố không có căn cứ và không cần thiết.

- Chú trọng tổng hợp, đánh giá hệ thống chng cứ, tài liệu để nâng cao chất lượng bản Cáo trạng, bảo đảm truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp phải đính chính, thay đổi hoặc rút quyết định truy tố.

4. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

- Kiểm sát viên nắm chắc nội dung của vụ án, các chứng cứ, tài liệu; dự kiến vấn đề cần xét hỏi, tranh luận và đối đáp, các tình huống tố tụng có thể phát sinh tại phiên tòa để chủ động về quan điểm và cách thức xử lý. Xây dựng báo cáo đề xuất quan điểm xử lý đối với các bị cáo về hình sự, dân sự và biện pháp tư pháp trình lãnh đạo Viện cho ý kiến trước khi xét xử theo đúng quy định, quy chế của Ngành.

- Kiểm sát viên chủ động xét hỏi, tranh luận đầy đủ với những người tham gia tố tụng để làm rõ các tình tiết của vụ án; xử lý tốt các tình huống phát sinh, nhất là trường hợp người tham gia tố tụng cung cấp chứng cứ, tài liệu cập nhật, đánh giá đầy đủ kết quả tranh tụng để bảo vệ quan điểm truy tố, buộc tội của Viện kiểm sát, đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật; kiểm sát chặt chẽ bản án, hoạt động xét xử của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, kịp thời phát hiện các vi phạm để đề xuất ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục (nếu có).

- Đối với các vụ án kinh tế phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, lãnh đạo Viện kiểm sát địa phương, đơn vị cần lựa chọn, phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm, năng lực thụ lý, giải quyết; đề nghị Tòa án cùng cấp phân công Thẩm phán phối hợp nghiên cứu hồ sơ ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố. Trong trường hợp cn thiết, Kiểm sát viên phối hợp với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa rà soát, bổ sung chứng cứ, tài liệu theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

- Thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên với Viện kiểm sát cấp dưới trong việc giải quyết các vụ án hình sự do Viện kim sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố và phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm. Viện kiểm sát địa phương chủ động phối hợp với Vụ 3 giải quyết tốt các vụ án kinh tế do cấp Trung ương khởi tố, điều tra, truy tố, chuyển Tòa án địa phương xét xử sơ thẩm, đặc biệt là các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chng tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Xem chi tiết tại Hướng dẫn 03/HD-VKSTC ban hành ngày 05/01/2022.

Thu Linh
1275

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]