Chào anh, Ban biên tập xin trả lời như:
Hợp đồng thi công nội thất thực chất là hợp đồng cung ứng dịch vụ, được quy định và hướng dẫn bởi Bộ Luật dân sự 2015. Theo mục 9, Điều 513 của Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Và ở đây dịch vụ là thi công nội thất.
Hiện nay trên thị trường có 2 loại hợp đồng thi công nội thất đó là:
- Hợp đồng thi công nội thất trọn gói: Đây là loại hợp đồng bao trọn các bước từ thiết kế cho đến thi công, lắp đặt các nội thất hoàn chỉnh và đầy đủ.
- Hợp đồng thi công nội thất có sẵn: Đây là một dạng hợp đồng thi công lắp đặt nội thất dựa trên một thiết kế có sẵn. Đơn vị thực hiện nhiệm vụ lắp đặt theo đúng như bản thiết kế.
Khi soạn thảo hợp đồng thi công, người soạn thảo cần phải lưu ý đến các nguyên tắc sau:
- Dựa trên sự bình đẳng, tự nguyện giữa hai bên.
- Thống nhất đầy đủ, rõ ràng về giá thành, tiến độ, chất lượng…thi công nội thất.
- Theo đúng quy định của pháp luật.
- Hợp đồng phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên đại diện.
- Những nội dung cần có trong mẫu hợp đồng thi công nội thất
- Thông tin về cơ sở pháp lý và thỏa thuận hợp đồng thi công nội thất.
- Thông tin về chủ thể đại diện ký kết giữa hai bên chứng thực rõ ràng.
- Nội dung hợp đồng: các công việc thiết kế, thi công rõ ràng như thiết kế cái gì, ở đâu, diện tích, mặt bằng, yêu cầu, loại vật liệu…
- Công bố số liệu cụ thể về các vật liệu, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu…
- Trong bản hợp đồng nếu như đơn vị thầu thi công mua cần ghi rõ mục báo giá chi tiết từng khoản.
Anh/chị có thể tham khảo mẫu hợp đồng thi công nội thất sau đây:
Tải về mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/mau-hop-dong-thi-cong-noi-that.doc
Bản hợp đồng thi công nội thất có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện dự án thi công nội thất. Một số vai trò chính của bản hợp đồng này như sau:
- Xác định quyền và trách nhiệm của các bên tham gia dự án, bao gồm chủ nhà và nhà thầu thi công, đảm bảo mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ của họ và đóng góp vào dự án một cách chính xác.
- Cốt lõi của giao dịch pháp lý, cung cấp sự ràng buộc pháp lý đối với các cam kết và điều kiện được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Định rõ phạm vi công việc bao gồm cả loại nội thất, số lượng, chất lượng và các yếu tố kỹ thuật khác giúp tránh sự hiểu nhầm và tranh chấp về phạm vi trong quá trình thi công.
- Điều chỉnh thời gian và tiến độ giúp theo dõi và kiểm soát tiến độ dự án, đảm bảo rằng công việc được hoàn thành đúng hạn.
- Quản lý tài chính đảm bảo rằng các khoản thanh toán được thực hiện đúng theo cam kết và không gây ra sự không rõ ràng về tài chính.
- Giải quyết tranh chấp, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tranh cãi và tối ưu hóa quy trình giải quyết khi cần.
Lưu ý: Khi ký kết hợp đồng thi công nội thất thì việc việc xem xét đến phụ lục hợp đồng và điều khoản bảo hành cũng rất quan trọng:
- Phụ lục hợp đồng nên được lập ra khi có sự thay đổi hoặc bổ sung vào hợp đồng gốc. Cần được ký kết bởi cả hai bên và có hiệu lực pháp lý như một phần của hợp đồng. Mọi thay đổi về yêu cầu công việc, thời gian, giá cả hoặc bất kỳ điều gì có liên quan đến công việc nên được ghi rõ trong phụ lục này.
- Điều khoản về bảo hành là một phần quan trọng đã có trong hợp đồng, tuy nhiên các bên nên ghi rõ phần này để tránh rắc rối sau quá trình thi công.
Trân trọng!