Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP định nghĩa kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải bao gồm các công việc nêu trên để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi và đơn vị vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định.
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
- Người đại diện theo pháp luật;
- Các hình thức kinh doanh;
- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/mau-giay-phep-kinh-doanh-van-tai.doc Mẫu giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Tại Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh vận tải như sau:
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/mau-de-nghi-cap-giay-phep-kinh-doanh-van-tai.doc Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
+ Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (trường hợp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
- Đối với hộ kinh doanh:
+ https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/mau-de-nghi-cap-giay-phep-kinh-doanh-van-tai.doc Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tùy vào loại hình kinh doanh vận tải nêu trên, đơn vị kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 8 Điều 2 Nghị định 41/2024/NĐ-CP).
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải. Việc thực hiện xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
Xem thêm: