Chào bạn, Ban biên tập xin trả lời như sau:
Theo Điều 1 Quyết định 43/QĐ-NH14 thì hạn mức tín dụng (tên tiếng Anh: Line of credit) là một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế của tổ chức tín dụng.
Từ đó, có thể định nghĩa về hạn mức tín dụng như sau:
Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà cá nhân hay tổ chức có thể vay mượn từ tổ chức tín dụng trong một khoảng thời gian cụ thể, nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế
Ví dụ về hạn mức tín dụng cụ thể như sau: Doanh nghiệp được ngân hàng cấp cho hạn mức tín dụng là 300 triệu đồng/tháng.
Nghĩa là trong 1 tháng, số tiền tối đa mà doanh nghiệp được vay là 300 triệu đồng. Trường hợp doanh nghiệp vay và thanh toán 200 triệu ngay trong tháng, thì cũng chỉ được vay 100 triệu đồng do số dư khoản vay cuối tháng của doanh nghiệp không được vượt quá hạn mức 300 triệu đồng.
Tuỳ vào từng ngân hàng mà sẽ có các điều kiện để được cấp hạn tín dụng khác nhau, tuy nhiên sẽ có những điều kiện bắt buộc phải có như:
- Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đăng ký.
- Ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với mục đích vay tiền, kế hoạch kinh doanh,...
- Hoạt động kinh doanh phải có các phương án khả thi, có năng lực tài chính đầy đủ, khả năng và -nguồn trả nợ rõ ràng.
- Tài sản sở hữu phải có giá trị đảm bảo khoản vay
- Không có lịch sử nợ xấu tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
Các khác hàng sẽ căn cứ vào các yếu tố của người sử dụng để đưa ra hạn mức tín dụng. Và các yếu tố ảnh hưởng đến mức tín dụng bao gồm:
- Mức thu nhập hằng tháng: Đây là một yếu tố chính và quan trọng nhất để ngân hàng xem xét hạn mức tín dụng của khách hàng. Nếu mức lương hàng tháng càng cao và ổn định sẽ được hưởng một mức hạn thẻ dụng cao từ ngân hàng.
- Lịch sử tín dụng chủ sở hữu thẻ tín dụng: Nợ xấu hay nợ quá hạn cũng sẽ ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng. Khi có khoản vay từ ngân hàng thì cần trả đúng hạn để tránh ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng.
- Dựa trên hạn mức các thẻ tín dụng trên cùng 1 chủ sở hữu: Ngân hàng mở thẻ tín dụng sẽ căn cứ vào lịch sử tín dụng của các thẻ mà chị đã sử dụng. Nếu uy tín và không có khoản nợ quá hạn nào thì chắc chắn hồ sơ của khách hàng sẽ được phê duyệt một cách dễ dàng.
4. Các cách kiểm tra hạn mức tín dụng hiện nay
Dưới đây, là tổng hợp một số cách để kiểm tra hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng tại một số ngân hàng.
Cách 1: Kiểm tra bằng dịch vụ Internet Banking
Với thẻ tín dụng đã đăng ký dịch vụ Internet Banking thì người mở thẻ có thể chủ động kiểm tra ngay hạn mức thẻ tín dụng.Thông thường phần thông tin hạn mức thẻ tín dụng sẽ nằm chung ở phần thông tin tài khoản thẻ dụng. Yêu cầu của việc kiểm tra này là bạn đã đăng ký sử dụng dịch vụ, có thiết bị như điện thoại hoặc máy tính kết nối internet.
Cách 2: Kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng trực tiếp tại ngân hàng
Đây là cách trực tiếp, người mở thẻ tín dụng có thể ghé bất kỳ chi nhánh ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng mình đã mở thẻ để kiểm tra hạn mức tín dụng. Sẽ có một số yêu cầu về giấy tờ cá nhân (CCCD/CMND,..) và xác minh chủ thẻ. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ việc kiểm tra hạn mức tín dụng, việc yêu cầu này là hoàn toàn miễn phí.
Cách 3: Kiểm tra bằng cách gọi tổng đài
Người mở thẻ tín dụng có thể gọi đến tổng đài của ngân hàng để được hỗ trợ để kiểm tra hạn mức tín dụng. Sau khi nhận yêu cầu nhân viên ngân hàng sẽ có những câu hỏi bảo mật trước khi thực hiện. Người yêu cầu không phải trả phí yêu cầu kiểm tra hạn mức tín dụng nhưng sẽ phải trả phí điện thoại gọi tổng đài.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra hạn mức tín dụng bằng cách đăng ký dịch vụ SMS Banking hoặc kiểm tra tại cây ATM.
Trân trọng!