28/12/2023 08:00

Gây tai nạn làm chết người rồi bỏ trốn có phải tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?

Gây tai nạn làm chết người rồi bỏ trốn có phải tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?

Cho tôi hỏi rằng chủ xe bỏ chạy sau khi gây tai nạn làm chết người thì có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không? Anh Tuấn Kiệt (Nam Định).

Chào anh, Ban biên tập xin được giải đáp như sau:

Gây tai nạn làm chết người rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có phải tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì những hành vi sau đây được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

(1) Phạm tội có tổ chức;

(2) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

(3) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

(4) Phạm tội có tính chất côn đồ;

(5) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

(6) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

(7) Phạm tội 02 lần trở lên;

(8) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

(9) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;

(10) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

(11) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

(12) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

(13) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

(14) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

(15) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

Như vậy, hành vi gây tai nạn làm chết người rồi bỏ trốn khỏi hiện trường được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, đối với hành vi gây tai nạn làm chết người rồi bỏ trốn được quy định cụ thể tại Điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

...

Theo quy định trên thì hành vi gây ra tai nạn dẫn đến hậu quả làm chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo mức phạt tù sẽ là từ 01 năm đến 05 năm, nếu người phạm tội bỏ trốn thì mức phạt sẽ là từ 03 năm đến 10 năm tù.

Cần phải làm gì khi thấy người gây tai nạn làm chết người bỏ trốn khỏi hiện trường?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008 t khi thấy người gây tai nạn làm chết người bỏ trốn, cần thực hiện những việc sau:

+ Bảo vệ hiện trường;

+ Kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bị tai nạn, nếu có dấu hiệu người gặp nạn vẫn còn sống thì phải tiến hành cứu chỡ kịp thời;

+ Báo ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân gần nhất;

+ Bảo vệ tài sản người bị nạn;

+ Cung cấp thông tin chính xác về vụ tai nạn: Người gây ra tai nạn, hành vi bỏ trốn mà không ở lại cứu chữ người bị nạn, thời gian xảy ra vụ tai nạn,... theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Đỗ Minh Hiếu
2004

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn