07/11/2023 18:16

FTA là gì? Ưu đãi thuế quan theo các FTA hiện nay?

FTA là gì? Ưu đãi thuế quan theo các FTA hiện nay?

Tôi muốn hỏi FTA là gì? Các biện pháp liên quan đến ưu đãi thuế quan là gì?_Lâm Hải(Cà Mau)

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. FTA là gì?

FTA là viết tắt của cụm từ Free Trade Areament hay còn gọi là Hiệp định thương mại tự do. FTA là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các quốc gia thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác. Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại.

Các hiệp định thượng mại tự do Việt Nam tham gia đến năm 2023

Cho đến tháng 08 năm 2023, Việt Nam đã tham gia ký kết 16 hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia cụ thể:

(1) ASEAN - AEC;

(2) ASEAN - Ấn Độ;

(3) ASEAN - Hàn Quốc;

(4) ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc);

(5) ASEAN - Nhật Bản;

(6) ASEAN - Trung Quốc;

(7) ASEAN - Úc/New Zealand;

(8) CPTPP (TPP11);

(9) RCEP (ASEAN+5);

(10) Việt Nam - Chi Lê;

(11) Việt Nam - EU (EVFTA);

(12) Việt Nam - Hàn Quốc;

(13) Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu;

(14) Việt Nam - Nhật Bản;

(15) Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA);

(16) Việt Nam - Israel (VIFTA) - (Chính thức ký kết ngày 25/07/2023).

Ngoài ra, có 03 Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán cụ thể:

(01) Việt Nam – EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein)

(02) ASEAN - Canada

(03) Việt Nam  – UAE

Như vậy, nếu như đàm phán thành công thì Việt Nam chính thức tham gia vào 19 Hiệp định thương mại tự do được ký với nhiều quốc gia. Từ đó, mang lại nhiều thuận lợi như:

- Mở cửa thị trường: FTA giúp các bên dỡ bỏ hàng rào thuế quan, mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ của nhau. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.

- Tăng cường thương mại: Việc giảm thuế quan sẽ khuyến khích trao đổi thương mại giữa các nước, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Hạ giá thành: Giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào sẽ giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Cải thiện môi trường kinh doanh: FTA thúc đẩy cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch hơn.

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Áp lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Gia tăng việc làm: Sự mở rộng thị trường có thể giúp tạo thêm việc làm mới từ hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

Như vậy, FTA có vai trò quan trọng trong việc mở ra cơ hội phát triển kinh tế - thương mại giữa các quốc gia. FTA mạng lại nhiều thuận lợi và ý nghĩa trong hoạt động thương mại, tuy nhiên cũng sẽ có những thách thức phát sinh như sức cạnh tranh về giá, chất lượng hàng hóa...

2. Các biện pháp liên quan đến ưu đãi thuế quan là gì?

Theo Điều 2.9 Hiệp định thương mại tự do (FTA) quy định về các biện pháp liên quan đến ưu đãi thuế quan như sau:

- Các Bên sẽ hợp tác trong việc đấu tranh chống vi phạm hải quan liên quan đến ưu đãi thuế quan được hưởng theo Chương 2 Hiệp định thương mại tự do (FTA) về đối xử quốc gia và mở cửa thị trường đối với hàng hóa.

- Vì mục đích hợp tác trong việc đấu tranh chống vi phạm hải quan liên quan đến ưu đãi thuế quan, mỗi Bên sẽ dành cho Bên kia hợp tác hành chính và hỗ trợ quản trị lẫn nhau về hải quan và các vấn đề liên quan như là một phần của việc thực thi và kiểm soát các ưu đãi thuế quan, bao gồm các nghĩa vụ sau:

+ Xác định các tình trạng xuất xứ của một sản phẩm hoặc các sản phẩm có liên quan;

+ Tiến hành xác minh bằng chứng của xuất xứ và cung cấp kết quả xác minh đó cho Bên kia; và

+ Cấp phép cho Bên nhập khẩu thực hiện các chuyến làm việc nhằm xác minh tính xác thực của tài liệu hoặc tính chính xác của thông tin liên quan đến việc dành ưu đãi thuế được đề cập.

- Trong trường hợp, phù hợp với các quy định về hợp tác hành chính hoặc hỗ trợ quản trị cùng nhau về hải quan và các vấn đề liên quan được nêu tại khoản 2 Điều 2.9 Hiệp định thương mại tự do (FTA), Bên nhập khẩu xác định rằng bằng chứng về xuất xứ đã được Bên xuất khẩu phát hành không đúng do các yêu cầu quy định trong Nghị định thư 1 (Liên quan đến định nghĩa của khái niệm "Hàng hóa có xuất xứ” và các phương thức hợp tác hành chính) không được đáp ứng, Bên nhập khẩu đó có thể từ chối áp dụng ưu đãi thuế quan đối với người khai báo đã khai báo rằng hàng hóa đã có bằng chứng về xuất xứ được ban hành.

- Nếu Bên nhập khẩu cho rằng việc từ chối ưu đãi thuế quan đối với từng lô hàng như quy định tại khoản 3 Điều 2.9 Hiệp định thương mại tự do (FTA) là không đủ để thực thi và kiểm soát ưu đãi thuế quan của một sản phẩm nhất định, Bên đó có thể, theo quy trình thủ tục được nêu tại khoản 5 Điều 2.9 Hiệp định thương mại tự do (FTA), tạm thời trì hoãn các ưu đãi thuế quan liên quan đối với các sản phẩm đó trong các trường hợp sau:

+ Khi Bên đó thấy rằng đã có một sự vi phạm hải quan có hệ thống liên quan đến khai báo ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do (FTA); hoặc

+ Khi Bên đó thấy rằng Bên xuất khẩu đã không tuân thủ một cách có hệ thống các nghĩa vụ nêu tại khoản 2 Điều 2.9 Hiệp định thương mại tự do (FTA).

- Cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu sẽ thông báo không chậm trễ cho cơ quan có thẩm quyền của Bên xuất khẩu các phát hiện của mình, cung cấp thông tin có thể kiểm chứng mà dựa trên đó các phát hiện được tiến hành và tham vấn với cơ quan có thẩm quyền của Bên xuất khẩu nhằm hướng đến một giải pháp được hai bên chấp nhận.

- Nếu sau 30 ngày kể từ ngày thông báo được nêu tại khoản 5 Điều 2.9 Hiệp định thương mại tự do (FTA), các cơ quan có thẩm quyền không đạt được một giải pháp đồng thuận đối với cả hai Bên, thì Bên nhập khẩu sẽ đề xuất không chậm trễ vấn đề này với Ủy ban Thương mại.

- Nếu trong vòng 60 ngày kể từ khi vấn đề được đề xuất lên, Ủy ban Thương mại không đạt được đồng thuận về một giải pháp có thể chấp nhận được, Bên nhập khẩu có thể tạm thời đình chỉ ưu đãi thuế quan đối với các sản phẩm liên quan.

+ Bên nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp đình chỉ tạm thời ưu đãi thuế quan theo quy định tại khoản 7 Điều 2.9 Hiệp định thương mại tự do (FTA) chỉ trong một khoảng thời gian cần thiết để bảo vệ lợi ích tài chính và cho đến khi Bên xuất khẩu cung cấp bằng chứng thuyết phục về khả năng tuân thủ các nghĩa vụ nêu tại khoản 2 Điều 2.9 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và cung cấp biện pháp kiểm soát hiệu quả để thực thi các nghĩa vụ đó.

+ Biện pháp đình chỉ tạm thời không được vượt quá thời hạn ba tháng. Nếu các điều kiện dẫn đến việc phát sinh đình chỉ ban đầu vẫn tồn tại sau khi hết thời hạn ba tháng, Bên nhập khẩu có thể quyết định gia hạn biện pháp đình chỉ với thời hạn ba tháng nữa. Bất kỳ sự đình chỉ nào cũng phải được tham vấn định kỳ trong phạm vi Ủy ban Thương mại.

- Bên nhập khẩu, phù hợp với quy trình nội bộ của mình, phải công bố các thông báo cho các nhà nhập khẩu về bất kỳ thông báo và quyết định nào liên quan đến biện pháp đình chỉ tạm thời nêu tại khoản 4 Điều 2.9 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Bên nhập khẩu sẽ thông báo không chậm trễ cho Bên xuất khẩu và Ủy ban Thương mại về bất kỳ thông báo và quyết định đó.

Theo đó, các biện pháp cụ thể liên quan đến ưu đãi thuế cần lưu ý như:

- Các bên có nghĩa vụ hợp tác chống gian lận ưu đãi thuế quan, cung cấp hợp tác hành chính và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan.

- Bên nhập khẩu có thể từ chối ưu đãi thuế quan nếu xác định bằng chứng xuất xứ không hợp lệ.

- Trong trường hợp vi phạm có hệ thống, bên nhập khẩu có thể đình chỉ tạm thời ưu đãi thuế quan sau khi thông báo và tham vấn với bên xuất khẩu.

- Việc đình chỉ chỉ áp dụng trong thời gian cần thiết để bảo vệ lợi ích và bên xuất khẩu chứng minh khả năng tuân thủ các nghĩa vụ.

- Các bên có trách nhiệm thông báo, trao đổi thông tin về mọi biện pháp đình chỉ để đảm bảo minh bạch.

Như vậy, theo quy định trên thì các biện pháp cụ thể liên quan đến ưu đãi thuế quan nhằm bảo đảm thực thi hiệp định, tránh lạm dụng ưu đãi, đồng thời tạo cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả giữa các bên.

Hứa Lê Huy
5967

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]