19/12/2024 10:13

Đổ xăng phóng hỏa làm chết người xử lý như thế nào? Một số bản án liên quan

Đổ xăng phóng hỏa làm chết người xử lý như thế nào? Một số bản án liên quan

Nếu có hành vi đổ xăng phóng hỏa làm chết người thì sẽ bị xử lý ra sao? Có bản án nào liên quan đến hành vi đổ xăng phóng hỏa làm chết người không?

Đổ xăng phóng hỏa làm chết người bị xử lý như thế nào?

Trong trường hợp có hành vi đổ xăng phóng hỏa dẫn đến hậu quả là làm chết người, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đồng thời 02 tội danh là: "Tội giết người" (Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015) và "Tội hủy hoại tài sản" (Điều 178 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017). Cụ thể thì khung hình phạt của 02 tội danh này như sau:

(1) Về "Tội giết người"

- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Giết 02 người trở lên;

+ Giết người dưới 16 tuổi;

+ Giết phụ nữ mà biết là có thai;

+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

+ Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

+ Thuê giết người hoặc giết người thuê;

+ Có tính chất côn đồ;

+ Có tổ chức;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Vì động cơ đê hèn.

- Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

(2) Về "Tội hủy hoại tài sản"

- Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 178 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

+ Tài sản là di vật, cổ vật.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

+ Để che giấu tội phạm khác;

+ Vì lý do công vụ của người bị hại;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

- Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, nếu người phạm tội thực hiện hành vi đổ xăng phóng hỏa làm chết nhiều người, trong đó có nạn nhân là người dưới 16 tuổi, phạm tội vì động cơ đê hèn, liền trước đó đã thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, ... thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, đối với hành vi đổ xăng phóng hỏa gây hủy hoại tài sản của người khác thì tùy theo giá trị tài sản bị hủy hoại, mức xử phạt sẽ là từ bị phạt tiền 10 triệu đến 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đến khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 10 đến 20 năm.

Khi người phạm tội bị kết án hình sự ở cả 02 tội danh nêu trên thì Tòa án sẽ quyết định hình phạt đối với từng tội danh và tiến hành tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều 55 Bộ Luật hình sự 2015.

Một số bản án liên quan đến hành vi đổ xăng phóng hỏa làm chết người

Dưới đây là tuyển tập bản án liên quan đến hành vi đổ xăng phóng hỏa làm chết người:

STT

Tên bản án

Thời gian ban hànhCơ quan xét xử
1

Bản án về tội giết người số 215/2024/HS-PT

27/03/2024
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
2

Bản án về tội giết người số 114/2023/HS-ST

28/12/2023
Bản án về tội giết người số 114/2023/HS-ST
3

Bản án về tội giết người và hủy hoại tài sản số 233/2023/HS-PT

24/04/2023
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
4

Bản án về tội giết người số 204/2023/HS-PT

30/03/2023
Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
5

Bản án về tội giết người và hủy hoại tài sản số 272/2022/HS-PT

21/04/2022
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
6

Bản án về tội giết người số 145/2022/HS-PT

30/03/2022
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
7

Bản án về tội giết người số 29/2022/HS-PT

19/01/2022
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
8

Bản án về tội giết người và hủy hoại tài sản số 18/2022/HS-PT

18/01/2022
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
9

Bản án về tội giết người số 03/2022/HS-ST

06/01/2022
Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang
10

Bản án về tội giết người số 530/2021/HS-ST

23/12/2021
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
Đỗ Minh Hiếu
50

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]