15/04/2024 18:10

Điều kiện để trở thành thuyền trưởng tàu biển Việt Nam

Điều kiện để trở thành thuyền trưởng tàu biển Việt Nam

Tôi đang là thuyền viên và làm việc tại tàu biển ở Nha Trang. Cho tôi hỏi điều kiện để trở thành thuyền trưởng tàu biển Việt Nam là gì? “Anh H - Nha Trang”

Chào anh, Ban biên tập xin trả lời như sau:

1. Điều kiện để trở thành thuyền trưởng tàu biển Việt Nam

Căn cứ Điều 24,25,26 Thông tư số 20/2023/TT-BGTVT quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu như sau:

 

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng Tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT và đại phó tàu dưới 500 GT (hành trình gần bờ)

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên

Điều kiện chuyên môn

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;

+ Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;

+ Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.

 

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;

+ Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.

 

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;

+ Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên.

 

Điều kiện đảm nhiệm chức danh

+ Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng;

+ Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng.

 

+ Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;

+ Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng.

 

+ Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;

+ Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 12 tháng.

Ngoài ra, các thuyền trưởng nói riêng và các thuyền viên nói chung phải đảm bảo các điều kiện chung được quy định tại Điều 23 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT:

- Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

- Tốt nghiệp hoặc hoàn thành một trong các chương trình sau:

+ Tốt nghiệp ngành hoặc chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu biển theo chương trình đào tạo phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Tốt nghiệp các ngành hoặc chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này tại các cơ sở đào tạo nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;

+ Tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

+ Hoàn thành các học phần đào tạo thủy thủ trực ca OS, thợ máy trực ca Oiler, thợ kỹ thuật điện thuộc chương trình đào tạo trình độ cao đẳng trở lên tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải và đáp ứng các quy định tại Mục A- II/4; A- III/4; A- III/7 của Bộ luật STCW.

- Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ.

+ Tốt nghiệp ngành hoặc chuyên ngành quy định tại khoản 2 điều này tại các trường không đào tạo chuyên ngành hàng hải;

+ Tốt nghiệp chuyên ngành sửa chữa máy tàu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máy phương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.

- Trường hợp sau đây không phải bổ túc thêm: Tốt nghiệp ngành hoặc chuyên ngành có tên khác nhóm ngành quy định tại khoản 2 điều này, nhưng đã học đủ các môn học theo chương trình đào tạo của ngành hoặc chuyên ngành quy định tại khoản 2 điều này tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải.

- Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 và 42 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT.

2. Nhiệm vụ của thuyền trưởng trên tàu biển Việt Nam

Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có giải thích:

-Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT thì Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu. Thuyền trưởng tàu biển có các nhiệm vụ sau đây:

- Bàn giao tàu, nhận tàu;

- Đưa tàu vào khai thác, ngừng khai thác hoặc sửa chữa hay giải bản;

- Đảm bảo các vấn đề trên tàu trong suốt hành trình;

- Sử dụng hoa tiêu dẫn tàu;

- Tìm, cứu người bị nạn;

- Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tàu bị nạn;

- Giải quyết khi tàu gặp nạn, đâm va;

- Khi bỏ tàu, Thuyền trưởng phải là người rời tàu cuối cùng;

- Giải quyết khi có bệnh nhân trên tàu;

- Giải quyết khi tàu vào, rời cảng, neo đậu;

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hành khách, thuyền viên, hàng hóa, hành lý và tài sản trên tàu;

- Nhận tàu đóng mới;

- Sửa chữa tàu;

- Trực ca.

Như vậy, để đủ điều kiện để trở thành thuyền trưởng tàu biển Việt Nam, bạn phải đáp ứng các tiêu chí trên theo đúng pháp luật. 

Nguyễn Minh Khôi
1972

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]