03/04/2020 11:09

Điểm mấu chốt phân biệt các cặp tội dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự

Điểm mấu chốt phân biệt các cặp tội dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay có khá nhiều cặp tội dễ nhầm lẫn với nhau do chúng có một số dấu hiệu tương đồng. Tuy nhiên nếu hiểu rõ bản chất, điểm mấu chốt của từng tội thì việc phân biệt các cặp tội này là không quá khó khăn. Dưới đây là bảng phân biệt một số cặp tội dễ nhầm lẫn, các bạn cùng tham khảo.

 

STT

Tiêu chí phân biệt

Cặp tội dễ nhầm lẫn

1

 

Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)

Tội cướp giật tài sản (Điều 171)

Hành vi đặc trưng

Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút.

(lén lút đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản nhưng có thể công khai với những người khác).

- Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc tự mình tạo ra những sơ hở.

- Chiếm đoạt tài sản một cách công khai đối với chủ sở hữu, người quản lý tài sản.

2

 

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)

Ý thức chiếm đoạt tài sản

Có ý định chiếm đoạt ngay từ đầu, trước khi thực hiện hành vi phạm tội.

Sau khi có được tài sản một cách hợp pháp mới xuất hiện ý định chiếm đoạt tài sản.

Hình thức phạm tội

 

Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.

 

- B1. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng.

 -B2. Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

3

 

Tội cướp tài sản (Điều 168)

Tội cướp giật tài sản (Điều 171)

Hành vi đặc trưng

Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các hành vi khác làm nạn nhân mất hoàn toàn khả năng phản kháng để chiếm đoạt tài sản.

Lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản rồi rất nhanh chóng tẩu thoát.

4

 

 

Tội cướp tài sản (Điều 168)

Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)

 Hành vi đặc trưng

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

(Nạn nhân vẫn có thời gian để chống cự, không ngay lập tức mất hoàn toàn khả năng chống cự như cướp tài sản).

 5

 

Tội bức tử (Điều 130)  Tội hành hạ người khác (Điều 140)

 Hành vi đặc trưng 

Dẫn đến hậu quả làm nạn nhân tự sát Không dẫn đến hậu quả làm nạn nhân tự sát
 6

 

Tội tham ô tài sản (Điều 353)  Tội nhận hối lộ (Điều 354)

 Hành vi đặc trưng

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
Đối tượng Tài sản mình có trách nhiệm quản lý Tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đưa

7

 

Tội giết người (Điều 123)

 

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)

Vị trí tác động trên cơ thể

Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thể như vùng đầu, ngực, bụng, gáy

Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân...

Mức độ và cường độ tấn công

Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công cũng nhẹ hơn.

Mục đích của hành vi phạm tội

Ý thức của người thực hiện hành vi là tước bỏ tính mạng của người khác.

Ý thức của người thực hiện hành vi là chỉ gây thương tích, không có ý định tước bỏ tính mạng của người khác.

8

 

Tội tham ô tài sản (Điều 353)

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)

Chủ thể

Người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.

 Người đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

 

Đối tượng  tác động

 

Chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý (có thể là tài sản của nhà nước hoặc của tư nhân).

Chiếm đoạt tài sản do người khác quản  lý.

Hành vi đặc trưng

Lơi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, đánh tráo tài sản do mình quản lý thành tài sản cá nhân.

Lợi dụng lòng tin của người khác để vay, mượn, thuê tài sản. Sau đó, dùng thủ đoạn gian dối, sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp rồi chiếm đoạt tài sản.

Cơ sở pháp lý: Bộ luật hình sự 2015

Nguyễn Sáng
15442

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn