Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 200/20214/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (lần 2): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/du_thao_TT_thay_the_TT_200_20240606110452.pdf
Theo đó tại Dự thảo Thông tư (lần 2) thay thế Thông tư 200/20214/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có đề cập đến hiệu lực thi hành của Thông tư thay thế Thông tư 200/20214/TT-BTC cụ thể, như sau:
Điều 32. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2025. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 75/2015/TT-BTC ngày 18/5/2015 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Điều 128 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các, Sở Tài chính, Cục Thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Như vậy, tại Dự thảo Thông tư (lần 2) thay thế Thông tư 200/20214/TT-BTC thì dự kiến Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2025. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/20214/TT-BTC, Thông tư 75/2015/TT-BTC và Thông tư 53/2016/TT-BTC.
Tại Dự thảo Thông tư (lần 2) thay thế Thông tư 200/20214/TT-BTC đã đề ra điều khoản hướng dẫn chi tiết về đơn vị tiền tệ trong kế toán, các điều kiện đề lựa chọn một loại ngoại tệ là đơn vị tiền tệ trong kế toán doanh nghiệp cụ thể:
- "Đơn vị tiền tệ trong kế toán" là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là "đ"; ký hiệu quốc tế là "VND") được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ đề ghi số kế toán và chịu trách nhiệm về lựa chọn đó trước pháp luật.
- Các điều kiện đề lựa chọn một loại ngoại tệ là đơn vị tiền tệ trong kế toán:
+ Là đơn vị tiền tệ sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán;
+ Là đơn vị tiền tệ sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
- Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của doanh nghiệp:
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
+ Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì doanh nghiệp không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
Xem chi tiết tại Dự thảo Thông tư (lần 2) thay thế Thông tư 200/20214/TT-BTC: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/du_thao_TT_thay_the_TT_200_20240606110452.pdf