Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vừa mới ban hành đề mẫu kỳ thi đánh giá năng lực áp dụng từ năm 2025 vào ngày 12/11/2024. Theo đó cấu trúc bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2025 sẽ bao gồm 120 câu hỏi trắc nhiệm khách quan với 04 phương án lựa chọn cho mỗi câu hỏi, cụ thể:
Nội dung | Số câu | Thứ tự câu |
Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ | 60 | 1 - 60 |
1.1 Tiếng việt | 30 | 1 - 30 |
1.2 Tiếng anh | 30 | 31 - 60 |
Phần 2: Toán học | 30 | 61 - 90 |
Phần 3: Tư duy khoa học | 30 | 91 - 120 |
3.1 Logic, phân tích số liệu | 12 | 91 - 102 |
3.2 Suy luận khoa học | 18 | 103 - 120 |
Tổng thời gian làm bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2025 là 150 phút (không tính thời gian phát đề thi) và sẽ thực hiện thi trên giấy. Điểm của từng câu hỏi trong bài thi sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó của câu hỏi.
Sau đây là Đề minh họa bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2025 theo công bố của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh:
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1:
“Cành chọc trời là con đầu
Tên gọi ông Thu Tha
Cành bung xung là con thứ hai
Tên gọi bà Thu Thiên
Hai ông bà nên đôi nên lứa
Truyền cho: Con gà có cựa Dây dưa biết leo
Tre pheo có gai, có ngọn
Con người biết nói.”
(Sử thi dân tộc Mường, Đẻ đất đẻ nước)
Nội dung của văn bản trên là gì?
A. Giải thích nguồn gốc trời và đất. B. Giải thích đặc điểm các loài.
C. Giải thích nguồn gốc bản làng. D. Giải thích nguồn gốc phong tục.
Câu 2: “Đây nói chuyện Ngọc Hoàng, từ lúc mọi công việc kiến thiết vũ trụ đã xong mới bắt đầu nghĩ đến chuyện sáng tạo ra vạn vật. Không hiểu Ngọc Hoàng làm như thế nào nhưng chỉ nghe nói rằng ông ta trước hết dùng những chất cặn còn sót lại trong trời đất, nặn ra đủ mọi giống vật từ những con to lớn như voi, tê ngưu, cọp đến những vật bé tí như sâu, kiến, bọ, trùng, v.v… Sau đó, Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, tinh túy rồi nặn ra một giống vật khác công phu hơn. Đó là loài người. Và cũng vì thế mà người ta khôn hơn vạn vật.”
(Nguyễn Đổng Chi, Mười hai bà mụ)
Chi tiết “Ngọc Hoàng mới gạn lấy chất trong, tinh túy rồi nặn ra một giống vật khác công phu hơn” có nghĩa là gì?
A. Loài người là giống loài được sáng tạo một cách công phu từ chất trong, tinh túy.
B. Loài người là giống loài được tạo ra sau cùng và đồng chất với mọi loài, mọi vật.
C. Loài người là một hợp chất trong lành và tinh túy giống như mọi loài, mọi vật.
D. Loài người là sự sáng tạo thông thái của Ngọc Hoàng từ những chất cặn còn sót lại.
...
Tải về toàn bộ Đề minh họa bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2025: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/de-minh-hoa-dhqdtphcm2025.pdf
Đáp án Đề minh họa bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2025:
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
Câu 1 | B | Câu 31 | A | Câu 61 | A | Câu 91 | C |
Câu 2 | A | Câu 32 | C | Câu 62 | C | Câu 92 | C |
Câu 3 | A | Câu 33 | B | Câu 63 | A | Câu 93 | A |
Câu 4 | A | Câu 34 | D | Câu 64 | A | Câu 94 | C |
Câu 5 | D | Câu 35 | C | Câu 65 | B | Câu 95 | D |
Câu 6 | A | Câu 36 | A | Câu 66 | C | Câu 96 | D |
Câu 7 | C | Câu 37 | C | Câu 67 | A | Câu 97 | A |
Câu 8 | D | Câu 38 | C | Câu 68 | D | Câu 98 | A |
Câu 9 | C | Câu 39 | B | Câu 69 | A | Câu 99 | B |
Câu 10 | C | Câu 40 | B | Câu 70 | A | Câu 100 | A |
Câu 11 | B | Câu 41 | B | Câu 71 | C | Câu 101 | D |
Câu 12 | A | Câu 42 | D | Câu 72 | A | Câu 102 | C |
Câu 13 | D | Câu 43 | A | Câu 73 | C | Câu 103 | A |
Câu 14 | B | Câu 44 | C | Câu 74 | A | Câu 104 | B |
Câu 15 | A | Câu 45 | C | Câu 75 | A | Câu 105 | D |
Câu 16 | D | Câu 46 | C | Câu 76 | B | Câu 106 | C |
Câu 17 | D | Câu 47 | A | Câu 77 | D | Câu 107 | A |
Câu 18 | D | Câu 48 | D | Câu 78 | B | Câu 108 | B |
Câu 19 | A | Câu 49 | C | Câu 79 | D | Câu 109 | D |
Câu 20 | A | Câu 50 | B | Câu 80 | A | Câu 110 | A |
Câu 21 | D | Câu 51 | D | Câu 81 | A | Câu 111 | D |
Câu 22 | B | Câu 52 | A | Câu 82 | A | Câu 112 | A |
Câu 23 | A | Câu 53 | D | Câu 83 | B | Câu 113 | A |
Câu 24 | B | Câu 54 | B | Câu 84 | C | Câu 114 | A |
Câu 25 | D | Câu 55 | C | Câu 85 | B | Câu 115 | C |
Câu 26 | C | Câu 56 | C | Câu 86 | C | Câu 116 | C |
Câu 27 | D | Câu 57 | C | Câu 87 | A | Câu 117 | D |
Câu 28 | D | Câu 58 | A | Câu 88 | B | Câu 118 | B |
Câu 29 | A | Câu 59 | C | Câu 89 | A | Câu 119 | A |
Câu 30 | A | Câu 60 | D | Câu 90 | D | Câu 120 | D |
Lưu ý: Đáp án Đề minh họa bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2025 trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì bài thi đánh giá năng lực sẽ được xây dựng dựa tên những nguyên tắc sau:
- Đề thi: Xây dựng theo đề cương, bao gồm cấu trúc, dạng thức, phạm vi và tiêu chí đánh giá. Phản ánh yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi cần thiết cho thành công trong trình độ đào tạo. Công bố ít nhất 30 ngày trước ngày thi để thí sinh chuẩn bị.
- Cấu trúc đề thi: Kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập cần chứa thành phần của môn toán hoặc ngữ văn, đồng thời cần bao gồm ít nhất hai môn học khác từ chương trình cấp THPT. Nội dung phải tuân thủ quy định pháp luật về giáo dục và văn hóa.
- Phạm vi đánh giá: Đánh giá thực hiện dựa trên nội dung chương trình THPT. Trong trường hợp kỳ thi bổ trợ, tập trung đánh giá tài năng, năng khiếu, hoặc phẩm chất đặc biệt liên quan đến ngành, lĩnh vực đào tạo cụ thể. Tiêu chí đánh giá được xây dựng để phản ánh đúng cấp độ năng lực và tư duy của thí sinh. Phân loại năng lực của thí sinh theo yêu cầu và đặc tính cụ thể của các ngành và lĩnh vực học thuật.
- Xây dựng đề thi: câu hỏi trong đề thi có thể được trích xuất ngẫu nhiên từ một ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa lớn hoặc được tạo mới theo quy trình bảo mật tuyệt đối. Bảo đảm tính tương đương giữa các đợt thi hoặc giữa các đề thi trong cùng một đợt, nhằm đảm bảo công bằng và chất lượng của quá trình kiểm tra. Câu hỏi được sáng tạo sao cho rõ ràng, không tạo ra hiểu lầm hoặc nhiều diễn giải.
- Hội đồng ra đề và hội đồng thẩm định: Hội đồng ra đề chịu trách nhiệm xây dựng đề thi. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm thẩm định đề thi. Tổ chức và hoạt động của hai hội đồng phải độc lập và không phụ thuộc vào nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (nếu có).