18/05/2024 10:44

Đáp án Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, NLĐ 2024 (Tuần 2)

Đáp án Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, NLĐ 2024 (Tuần 2)

Cho tôi hỏi về đáp án tuần 2 của cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động 2024 như thế nào? (Như Lan - Hà Nội)

Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Đáp án tuần 2 Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động 2024

Sau đây là đáp án tham khảo của cuộc thi (Tuần 2):

Câu 1: Đại hội lần thứ nhất Công đoàn Việt Nam diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

A. Năm 1929, tại Hà Nội

B. Năm 1950, tại Thái Nguyên

C. Năm 1930, tại Thái Nguyên

Câu 2: Nhiệm kỳ 2018-2023, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành văn bản nào định hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới?

A. Nghị quyết 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

B. Nghị quyết số 02-NQ/TW về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

C. Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 3: Tính đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội?

A. 11 kỳ Đại hội.

B. 12 kỳ Đại hội.

C. 13 kỳ Đại hội.

Câu 4: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã đề ra bao nhiêu nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2023 – 2028

A. 8 nhóm

B. 9 nhóm

C. 10 nhóm

Câu 5: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nội dung trên thuộc văn bản nào?

A. Hiến pháp năm 2013

B. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

C. Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi, bổ sung được thông qua tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Câu 6: Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy Tháng 5 hằng năm là Tháng Công nhân từ năm nào?

A. 2010

B. 2011

C. 2012

D. 2013

Câu 7: Đại hội nào quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam?

A. Đại hội II

B. Đại hội III

C. Đại hội IV

Câu 8: Chương trình “Mái ấm Công đoàn” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bắt đầu phát động vào năm nào?

A. Năm 2004.

B. Năm 2005.

C. Năm 2006.

Câu 9: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028, có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật?

A. Ít nhất 90%

B. Ít nhất 85%

C. Ít nhất 83%

Câu 10: "... Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền rộng lớn để thành lập các tổ chức công đoàn ở các nước thuộc địa và phát triển các Công đoàn hiện có dưới hình thức phôi thai". Nội dung trên thuộc văn bản nào?

A. Chánh cương vắn tắt của Đảng

B. Bản án chế độ thực dân Pháp.

C. Nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất Tổng Công hội đỏ Bắc kì.

Câu 11: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính?

A. Ít nhất 30%

B. Ít nhất 20%

C. Ít nhất 10%

Câu 12: Giải thưởng Nguyễn Văn Linh là phần thưởng cao quý của tổ chức Công đoàn Việt Nam tôn vinh cho đối tượng nào?

A. Cán bộ công đoàn

B. Đoàn viên công đoàn

C. Người sử dụng lao động

Câu 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt” ở đâu?

A. Tại Hội nghị cán bộ Công đoàn xí nghiệp toàn miền Bắc tổ chức tại Trường cán bộ Công đoàn ngày 14/03/1959

B. Tại Hội nghị tập huấn cán bộ Công đoàn về “Quản lý xí nghiệp quốc doanh, tháng 12 năm 1957.

C. Hội nghị cán bộ công đoàn cơ sở toàn miền Bắc, ngày 13/8/1962

Câu 14: “Tôi đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, xây dựng các chương trình phúc lợi dài hạn; tập trung chăm lo, hỗ trợ toàn diện cho đoàn viên, người lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, ốm đau dài ngày”. Câu nói này của ai, trong bối cảnh nào?

A. Tổng Bí thư Lê Duẩn, tại Đại hội IV Công đoàn Việt Nam.

B. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tại Đại hội VI Công đoàn Việt Nam.

C. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Câu 15: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết định số lượng Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII là bao nhiêu ủy viên và tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn đã bầu bao nhiêu ủy viên?

A. Số lượng 19 ủy viên, đã bầu 17 ủy viên.

B. Số lượng 17 ủy viên, đã bầu 17 ủy viên.

C. Số lượng 15 ủy viên, đã bầu 15 ủy viên.

Câu 16: Chủ đề báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động khóa XII trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam là gì?

A. Đổi mới tổ chức và hoạt động, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện.

B. Tập trung thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

C. Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết định số lượng Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII là bao nhiêu ủy viên và tại Đại hội đã bầu bao nhiêu ủy viên?

A. Số lượng 177 ủy viên, tại Đại hội đã bầu 168 ủy viên

B. Số lượng 177 ủy viên, tại Đại hội đã bầu 177 ủy viên

C. Số lượng 180 ủy viên, tại Đại hội đã bầu 168 ủy viên

Câu 18: Phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” là của Đại hội nào?

A. Đại hội XI Công đoàn Việt Nam

B. Đại hội XII Công đoàn Việt Nam

C. Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Câu 19: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có bao nhiêu phần trăm (%) công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp?

A. Ít nhất 65%.

B. Ít nhất 70%.

C. Ít nhất 75%.

Câu 20: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất bao nhiêu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp?

A. 01

B. 10

C. Tùy điều kiện của cơ sở

Câu 21: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Nhiệm kỳ 2023-2028, chỉ tiêu phấn đấu hàng năm có ít nhất bao nhiêu phần trăm (%) công đoàn cơ sở khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ?

A. Ít nhất 80%

B. Ít nhất 90%

C. Ít nhất 95%

Câu 22: Các chương trình, nghị quyết chuyên đề nào dưới đây được Đại hội xác định nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?

A. Nghị quyết đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đến năm 2028, tầm nhìn đến năm 2033; Chương trình xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

B. Chương trình nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 – 2028; Chương trình đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028.

C. Cả 2 đáp án trên

Câu 23: Văn bản pháp luật nào sau đây về tổ chức Công đoàn đang được xem xét sửa đổi, bổ sung?

A. Bộ Luật Lao động năm 2019

B. Luật Công đoàn năm 2012

C. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

D. Luật Việc làm năm 2013

Câu 24: Theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì?

A. Lãnh đạo, chỉ đạo.

B. Lãnh đạo, phối hợp.

C. Hợp tác, phối hợp.

D. Cả 3 phương án trên.

2. Tên gọi của công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ

Kể từ khi thành lập vào ngày 28/7/1929, Công đoàn Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Theo đó qua từng thời kỳ, Công đoàn Việt Nam đã có có những tên gọi như sau:

- Công hội Đỏ (1929 - 1935), đã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức, lãnh đạo công nhân đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cách mạng để giành độc lập cho dân tộc. Các cuộc đấu tranh đã thu hút đông đảo công nhân của nhiều ngành ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Biên Hoà, Hà Tiên, Pleiku, Sài Gòn, Gia Định, Quảng Nam... tham gia và giành được những thắng lợi nhất định.

- Nghiệp đoàn Ái hữu (1936 - 1939), mục tiêu của Nghiệp đoàn Ái hữu là đòi tự do nghiệp đoàn, đòi thực hiện dân sinh dân chủ, nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi... từ năm 1936 - 1939, có hàng vạn cuộc đấu tranh của công nhân buộc thực dân Pháp phải chấp nhận một số yêu cầu: tăng lương, giảm giờ làm, tự do hoạt động nghiệp đoàn, tự do hội họp, chống chủ sa thải và đánh đập công nhân.

- Hội Công nhân phản đế (1939 -1941), với nhiệm vụ là đấu tranh bảo vệ lợi ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng giai cấp và dân tộc, lãnh đạo các cuộc bãi công.

- Hội Công nhân cứu quốc (1941 - 1946), dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc kỳ, Trung kỳ, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai... Tháng 8/1945, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng với nhân dân cả nước đánh đổ phát xít Nhật và chính quyền phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961), trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn cứu quốc toàn quốc đã quyết định đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn” và thành lập “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, công đoàn các cấp đã động viên công nhân tham gia chiến đấu, vận động công nhân xây dựng cơ sở sản xuất, phục vụ kháng chiến lâu dài, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

- Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988), từ ngày 23 - 27/2/1961 Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1988 đến nay), Đại hội VI Công đoàn Việt Nam (họp từ ngày 17 - 20/10/1988) đã quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

(Căn cứ mục 2 Mục I Đề cương ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HQ/BTGTW năm 2023)

Nguyễn Phạm Hoàng Thuy
32143

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]