18/10/2024 10:58

Đáp án hội thi Tự hào sử Việt đợt 1 Bảng B (Dành cho đội viên, thiếu nhi thành phố)

Đáp án hội thi Tự hào sử Việt đợt 1 Bảng B (Dành cho đội viên, thiếu nhi thành phố)

Dưới đây, là đáp án tham khảo hội thi Tự hào sử Việt đợt 1 Bảng B (Dành cho đội viên, thiếu nhi thành phố) trên trang thi trực tuyến của Tuổi Trẻ Online.

Đáp án hội thi Tự hào sử Việt đợt 1 Bảng B 

Dưới đây, là đáp án tham khảo hội thi Tự hào sử Việt đợt 1 Bảng B (Dành cho đội viên, thiếu nhi thành phố) tại địa chỉ https://tuhaosuviet.tuoitre.vn/:

Câu hỏi 1. Tác giả bài hịch "Bình Tây thu bắc" có nội dung hưởng ứng phong trào Cần Vương là ai?

A. Phan Đình Phùng

B. Phan Tây Hồ

C. Phan Bội Châu

D. Phan Châu Trinh

Câu hỏi 2. Chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam là sản phẩm của:

A. Sự tiếp thu văn hóa truyền thống

B. Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây.

C. Sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa

D. Sự tiếp thu văn hóa phương Tây

Câu hỏi 3. Từ lúc Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, Đảng bộ Miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam được Trung ương quyết định mang tên là gì như một tổ chức thành viên của Mặt trận?

A. Đảng Nhân dân Việt Nam

B. Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác

C. Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam

D. An Nam Cộng sản Đảng

Câu hỏi 4. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã gợi mở Thành phố Hồ Chí Minh cần và có điều kiện đi hàng đầu về chất lượng và hiệu quả phát triển gắn với điều gì?

A. kinh tế tri thức

B. tăng trưởng bền vững

C. hội nhập quốc tế

D. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu hỏi 5. Người đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là ai?

A. Lý Thị Nị

B. Lý Thị Xậu

C. Nông Văn Thàn

D. Nông Văn Dền

Câu hỏi 6. Bí thư Ban vận động thanh niên khu Sài Gòn - Gia Định khi mới thành lập là đồng chí nào?

A. Hồ Hảo Hớn

B. Lê Minh Quới

C. Trần Quang Cơ

D. Phạm Chánh Trực

Câu hỏi 7. Ngày 05/2/1985, thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh tham gia khởi công xây dựng công trình nào?

A. Nông trường Phạm Văn Hai

B. Công trình thủy lợi kênh Đông, Dầu Tiếng, Củ Chi

C. Nông trường Nhị Xuân

D. Trạm bơm điện Tân Thới Nhì

Câu hỏi 8. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV xác định “vấn đề sống còn của chúng ta” là vấn đề gì?

A. Đổi mới

B. Cải tạo xã hội chủ nghĩa

C. Bảo vệ nền tảng tư tưởng

D. Nhân sự

Câu hỏi 9. Ngày 25/8/1963, hơn 5.000 sinh viên - học sinh xuống đường biểu tình phản đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, trong cuộc đấu tranh này nữ sinh Quách Thị Trang đã anh dũng hi sinh tại đâu?

A. Trước dinh Độc Lập

B. Quảng trường nhà thờ Đức Bà

C. Ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng

D. Bùng binh trước chợ Bến Thành

Câu hỏi 10. Hội nghị nào đã đề cập đến việc tập hợp thiếu nhi vào các tổ chức thiếu niên cách mạng và giao cho Đoàn thanh niên phụ trách?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ nhất

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ hai

Câu hỏi 11. Tổ chức cộng sản nào ra đời đầu tiên ở Việt Nam?

A. An Nam Cộng sản Đảng

B. Đông Dương Cộng sản Đảng

C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

Câu hỏi 12. Tháng 4/1957, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn họp Hội nghị tại các số nhà 36, 38, 40 Minh Mạng (nay là đường Ngô Gia Tự, Quận 10) đã thảo luận và đề ra nhiệm vụ cần tổ chức bộ phận nào?

A. Hội Phụ nữ Giải Phóng

B. Tổng hội Sinh viên Sài Gòn

C. Ban Cán sự Thanh niên toàn thành

D. Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn

Câu hỏi 13. Sự kiện quốc tế thường niên nào được tổ chức bởi Hội Doanh nghiệp trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP. Hồ Chí Minh và IBP nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và khu vực ASEAN, được tổ chức lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2023?

A. Lễ hội Thanh Niên

B. Festiaval Thanh niên Việt - Nhật

C. Diễn đàn Doanh nhân trẻ ASEAN + 3

D. InnoEx (Innovation & Green Economy)

Câu hỏi 14. Đôi đũa được sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam thể hiện:

A. Tính tổng hợp

B. Tính linh hoạt

C. Tính biện chứng

D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu hỏi 15. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để thực hiện nhiệm vụ gì vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”?

A. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

B. Bảo vệ biển đảo

C. Bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước

D. Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật

Câu hỏi 16. Làng nghề nào được hình thành từ cuối thế kỷ XIX, đến nay đã tồn tại hơn 100 trăm tuổi, là nơi quy tụ đến hàng chục cơ sở làm nghề lư đồng truyền thống.

A. Làng nghề Lê Minh Xuân

B. Làng nghề Lý Nhơn

C. Làng nghề An Hội

D. Làng nghề Phú Bình

Câu hỏi 17. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp nào?

A. Kỷ niệm 90 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

B. Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

C. Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng

D. Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng

Câu hỏi 18. Dưới thời Hồ, người sáng chế ra súng thần cơ nổi tiếng có nhiều loại khác nhau, có sức sát thương và công phá hơn các loại súng đương thời là:

A. Hồ Nguyên Trừng

B. Cao Thắng

C. Hồ Hán Thương

D. Trần Quang Khải

Câu hỏi 19. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

A. Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940)

B. Khởi nghĩa Đô Lương (1941)

C. Khởi nghĩa Yên Bái (1930)

D. Khởi nghĩa Nam Kì (1940)

Câu hỏi 20. Cuối năm 1960, Ban vận động thanh niên khu Sài Gòn - Gia Định được đổi thành gì?

A. Ban cán sự thanh niên - sinh viên - học sinh khu Sài Gòn - Gia Định

B. Khu Đoàn Sài Gòn - Gia Định

C. Ban vận động thanh niên - sinh viên - học sinh khu Sài Gòn - Gia Định

D. Ban cán sự sinh viên - học sinh khu Sài Gòn - Gia Đình

Lịch sử có phải môn bắt buộc ở cấp tiểu học không?

Theo quy định tại Mục I Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, đặc điểm môn học Lịch sử cấp tiểu học như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, …

Có thể thấy, môn Lịch sử ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5.

Bùi Thị Như Ý
12290

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]