Dưới đây, là đáp án tham khảo Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về hụi và các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh tổ chức tại https://thitimhieuphapluat.travinh.gov.vn
Câu hỏi 1. Theo quy định của pháp luật, hình thức thỏa thuận về dây hụi được quy định như thế nào?
Thỏa thuận về dây hụi được giao kèo bằng miệng hoặc thể hiện bằng văn bản.
Văn bản thỏa thuận về dây hụi phải được công chứng, chứng thực.
Thỏa thuận về dây hụi được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thỏa thuận về dây hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây hụi yêu cầu.
Cả 03 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 2. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 (được sửa, đổi bổ sung năm 2017) phạm tội thuộc một trong các trường hợp nào sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm?
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 3. Dây hụi chấm dứt trong trường hợp nào sau đây?
Theo thỏa thuận của những người tham gia dây hụi.
Mục đích tham gia dây hụi của các thành viên đã đạt được.
Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cả 03 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 4. Theo quy định của pháp luật, hình thức thỏa thuận về dây hụi được thể hiện như thế nào?
Thoả thuận về dây hụi được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về dây hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây hụi yêu cầu.
Thỏa thuận được giao kết bằng miệng, có sự thống nhất của những người tham gia dây hụi.
Cả 2 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 5. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nào sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm?
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
Câu hỏi 6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm nào về hụi dưới đây?
Không giao các phần hụi cho thành viên lĩnh hụi tại mỗi kỳ mở hụi.
Lợi dụng việc tổ chức hụi để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
Không lập biên bản thỏa thuận về dây hụi hoặc lập biên bản nhưng không có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
Câu hỏi 7. Theo quy định của pháp luật, thành viên trong hụi không có lãi có nghĩa vụ như thế nào?
Góp phần hụi theo thoả thuận; thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây hụi;
Tiếp tục góp các phần hụi để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh hụi trong trường hợp đã lĩnh hụi trước thành viên khác.
Cả 02 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 8. Khi giao, nhận tiền góp hụi, lĩnh hụi có cần yêu cầu làm giấy biên nhận hay không?
Có.
Tùy vào thỏa thuận giữa các bên.
Không.
Câu hỏi 9. Phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nào sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm?
Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm.
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
Cả 02 đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 10. Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ có quy định về “trách nhiệm ký quỹ”, như vậy theo quy định của pháp luật “ký quỹ” là gì?
Ký quỹ là việc thỏa thuận giữa các thành viên góp hụi về một khoản tiền.
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Ký quỹ là khoản tiền gửi tiết kiệm của bên có nghĩa vụ thanh toán.
Tất cả đều sai.
Câu hỏi 11. Theo quy định của pháp luật, hành vi không cho các thành viên xem, sao chụp sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi khi có yêu cầu bị xử phạt như thế nào?
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Câu hỏi 12. Theo Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của thành viên không góp phần hụi như thế nào sau đây?
Hoàn trả một nửa số tiền và lãi chậm góp hụi cho chủ hụi.
Rút khỏi dây hụi nếu thành viên không góp hụi.
Không phải trả lại số tiền mà chủ hụi đã góp thay cho thành viên.
Hoàn trả số tiền mà chủ hụi đã góp thay cho thành viên.
Câu 13. Theo Nghị định số 19/2019/NĐ-CP có những loại hụi nào sau đây?
Hụi không có lãi; Hụi có lãi; Hụi hưởng hoa hồng.
Hụi cho vay nặng lãi.
Cả 02 đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 14. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm?
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
Gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội;
Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 15. Theo quy định của pháp luật, khi tổ chức góp hụi phải lập và giữ sổ hụi như thế nào?
Chủ hụi lập sổ hụi và giao cho một thành viên cất giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp dây hụi không có chủ hụi thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ hụi.
Chủ hụi phải lập và giữ sổ hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ hụi. Trường hợp dây hụi không có chủ hụi thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ hụi.
Cả 02 đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 16. Cô B năm nay 17 tuổi và có nhiều tài sản riêng, theo quy định của pháp luật, cô B có được tổ chức, quản lý dây hụi và làm chủ hụi hay không?
Có
Không
Câu hỏi 17. Hành vi không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức từ hai dây họ trở lên; dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100.000.000 đồng trở lên thì bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Câu hỏi 18. Theo quy định của pháp luật, hành vi tổ chức hụi để huy động vốn trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Câu hỏi 19. Theo quy định của pháp luật, lãi suất trong hụi có lãi được tính như thế nào?
Lãi suất trong hụi có lãi do chủ hụi quyết định.
Lãi suất trong hụi có lãi do các thành viên của dây hụi thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh hụi tại mỗi kỳ mở hụi nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần hụi phải góp trừ đi giá trị các phần hụi đã góp trên thời gian còn lại của dây hụi.
Lãi suất trong hụi có lãi do các thành viên của dây hụi thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh hụi tại mỗi kỳ mở hụi nhưng không vượt quá 15%/năm của tổng giá trị các phần hụi phải góp trừ đi giá trị các phần hụi đã góp trên thời gian còn lại của dây hụi.
Câu hỏi 20. Văn bản thỏa thuận dây hụi có những nội dung chủ yếu nào sau đây?
Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ hụi (nơi chủ hụi thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);
Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;
Phần hụi; Thời gian diễn ra dây hụi, kỳ mở hụi; Thể thức góp hụi, lĩnh hụi.
Tất cả đều đúng.
Tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015, có giải thích về chơi hụi như sau:
- Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
- Dây họ là một họ hình thành trên cơ sở thỏa thuận cụ thể của những người tham gia họ về thời gian, phần họ, thể thức góp họ, lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của chủ họ (nếu có) và các thành viên.
- Thành viên là người tham gia dây họ, góp phần họ, được lĩnh họ và trả lãi (nếu có).
- Chủ họ là người tổ chức, quản lý dây họ, thu các phần họ và giao các phần họ đó cho thành viên được lĩnh họ trong mỗi kỳ mở họ cho tới khi kết thúc dây họ. Chủ họ có thể đồng thời là thành viên của dây họ.
Điều kiện để chơi hụi được quy định như sau:
- Điều kiện làm thành viên:
+ Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
+ Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
- Điều kiện làm chủ họ:
+ Chủ họ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
+ Trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
+ Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.