Dưới đây là đáp án tham khảo Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 (Tuần 3):
Câu 1 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào sau đây được xác định là quyền thụ hưởng của công dân?
A Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 2 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thời điểm công khai thông tin đối với những lĩnh vực mà pháp luật liên quan chưa có quy định là?
B Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai.
Câu 3 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định những nội dung nào sau đây?
D Tất cả các đáp án.
Câu 4 Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, trường hợp nào dưới đây Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định?
C Tất cả các đáp án.
Câu 5 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?
B Tất cả các đáp án.
Câu 6 Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, hương ước, quy ước được thông qua khi:
A Có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư tán thành.
Câu 7 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
C Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Câu 8 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
A Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo dự toán, kế hoạch hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, do ngân sách nhà nước cấp xã bảo đảm.
Câu 9 Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, số lượng thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng là đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án do cơ quan nào quyết định?
A Do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định nhưng không quá 05 người.
Câu 10 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định có phạm vi thực hiện trong địa bàn thôn, tổ dân phố được thông qua khi nào?
B Khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành.
Câu 11 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là nhiệm vụ của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
D Phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc các chương trình, dự án đầu tư.
Câu 12 Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, nội dung nào sau đây là phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị?
C Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, các nhân có phản ánh, kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Câu 13 Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được quy định như thế nào?
A Tất cả các đáp án.
Câu 14 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, khẳng định nào sau đây là đúng về “Đại diện hộ gia đình”?
D Là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng đại diện được cho các thành viên hộ gia đình.
Câu 15 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, nội dung nào sau đây được Nhân dân bàn và quyết định?
A Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.
Câu 16 Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn?
B Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ gia đình tham dự họp bàn, thảo luận, thể hiện ý kiến đối với các nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Câu 17 Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trường hợp nào dưới đây, hương ước, quy ước cần được sửa đổi, bổ sung, thay thế?
B Tất cả các đáp án.
Câu 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào về thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước?
A Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của người có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Câu 19 Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, kinh phí thực hiện được quy định như thế nào?
B Tất cả các đáp án.
Câu 20 Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, kế hoạch tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư được gửi đến đối tượng nào dưới đây để báo cáo, thống nhất trước khi thực hiện?
A Tất cả các đáp án.
Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo./.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP về nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước như sau:
- Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.
- Xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân và trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng.
- Tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư.
- Phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử văn minh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.