29/10/2024 10:22

Đáp án Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - tuần 3

Đáp án Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - tuần 3

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về đáp án Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tuần 3.

Đáp án Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - tuần 3

Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là cuộc thi do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức, theo Công văn 4402/BVHTTDL-TV ngày 09/10/2024.

Công văn 4402/BVHTTDL-TVhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/cv4402.pdf

Cuộc thi được tổ chức công khai, rộng rãi trên toàn quốc, dưới hình thức thi trực tuyến trên trang web: https://bvhttdl.gov.vn/ từ ngày 14/10/2024 đến hết ngày 17/11/2024, trong đó tuần thi thứ 3 đã bắt đầu từ ngày 28/10/2024 và kết thúc vào ngày 03/11/2024.

Dưới đây là đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Câu 1: Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, vai trò của lĩnh vực nhiếp ảnh trong việc phát triển văn hóa như thế nào?

A. Nhiếp ảnh luôn luôn chia sẻ và đồng hành trong cuộc sống của mỗi người

B. Nhiếp ảnh luôn luôn thể hiện sinh động hiện thực cuộc sống tinh thần

C. Nhiếp ảnh luôn luôn là người bạn đồng hành tin cậy của cuộc sống trong mỗi chặng đường đầy thử thách 

D. Nhiếp ảnh luôn luôn là người bạn đồng hành với lĩnh vực văn nghệ

Câu 2: Ngày truyền thống của ngành Văn hóa Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 20/9

B. Ngày 09/8

C. Ngày 28/8 

D. Ngày 31/7

Câu 3: Năm 2014, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhân dịp bao nhiêu năm Ngày thành lập Học viện?

A. 65 năm

B. 45 năm

C. 75 năm

D. 55 năm

Câu 4: Mục đích của hoạt động tư tưởng - văn hóa đối với thanh niên là gì?

A. Rèn luyện thể chất và nâng cao trí lực, tinh thần tự học, tự đổi mới bản thân

B. Bồi dưỡng cho thanh niên sống có lý tưởng, hoài bão, có động cơ học tập đúng đắn; vì đất nước, vì nhân dân, hun đúc niềm tin, tạo động lực tinh thần, vượt qua mọi khó khăn, trở lực để tiến vào thế kỷ XXI 

C. Định hướng thanh niên lập thân, lập nghiệp, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ

D. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện đức - trí - thể - mỹ

Câu 5: Tại Hội nghị Công tác tư tưởng - văn hóa toàn quốc năm 1998, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “công tác tư tưởng - văn hóa phải bảo đảm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm tăng cường sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”. Sự thống nhất ở đây bao gồm nội dung gì?

A. Thống nhất nhận thức, thống nhất ý chí, thống nhất hành động 

B. Nhất quán về tư tưởng, thống nhất ý chí và hành động

C. Đoàn kết trong hành động, thống nhất ý chí và nhận thức

D. Đồng thuận về nhận thức, đồng thuận về hành động, đồng thuận về ý chí

Câu 6: Điền từ đúng vào chỗ trống trong quan điểm sau của Đảng về vị trí của văn hóa: “Văn hóa phải được đặt … với kinh tế, chính trị, xã hội”.

A. song song

B. cùng

C. ngang hàng 

D. tương ứng

Câu 7: Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập sâu rộng đang diễn ra rất sôi động, nhanh chóng và xuất hiện nhiều vấn đề mới, khác nhiều so với trước đây. Điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải:

A. Tự đổi mới mình, vừa có bản lĩnh, sự tỉnh táo; vừa có trình độ, tầm nhìn, cách nghĩ và phương thức thể hiện mới trong sáng tạo nghệ thuật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của Việt Nam hôm nay

B. Bám sát cuộc sống, dám đi vào những mũi nhọn của cuộc sống trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, trên thương trường và mặt trận an ninh, quốc phòng, đối ngoại

C. Đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo để phát hiện và phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các nhiệm vụ của xã hội

D. Tất cả các phương án trên 

Câu 8: “Kinh tế là cơ sở vật chất của xã hội, là nhân tố quyết định tạo ra sự giàu có của xã hội, do đó nó cũng là… để phát triển văn hóa”. Hoàn thiện câu trên.

A. nhân tố

B. tiền đề 

C. cơ sở

D. hạt nhân

Câu 9: Chủ thể xây dựng và phát triển văn hóa là:

A. Đảng lãnh đạo

B. Nhà nước quản lý

C. Nhân dân là chủ thể sáng tạo

D. Tất cả các phương án trên 

Câu 10: Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được ban hành vào thời gian nào?

A. Ngày 16/4/2018

B. Ngày 12/3/2017

C. Ngày 15/5/2016 

D. Ngày 20/5/2019

Câu 11: Quan điểm nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất chủ trương của Đảng về văn hóa?

A. Phát triển văn hóa đồng bộ với tiến bộ xã hội

B. Phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội 

C. Phát triển văn hóa hài hòa với tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội

D. Phát triển văn hóa đồng bộ với tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị

Câu 12: Câu nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” là của ai?

A. Hồ Chí Minh 

B. Trần Phú

C. Trường Chinh

D. V.I. Lênin

Câu 13: Phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX, ngày 07/12/2015, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đề nghị các phong trào thi đua cần đạt mục tiêu nào?

A. Trọng tâm, trọng điểm, gắn với tập thể, địa phương, đơn vị

B. Thiết thực, hiệu quả và đột phá

C. Thiết thực, cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị 

D. Tiết kiệm và trọng tâm

Câu 14: Nhận định nào sau đây là của đồng chí Nguyễn Phú Trọng khi đề cập về Thăng Long - Hà Nội?

A. Thăng Long - Hà Nội là nơi khởi nguồn của dòng văn hóa Việt Nam

B. Thăng Long - Hà Nội là nơi lắng hồn dân tộc, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nơi giao lưu, kết tinh và tỏa sáng văn hóa Việt Nam 

C. Hà Nội là thành phố đông dân nhất cả nước

D. Hà Nội là trung tâm tài chính lớn nhất cả nước

Câu 15: Hiểu như thế nào về việc xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta?

A. Một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng 

B. Một công việc tạm thời, thiếu tính bền vững

C. Một hoạt động chủ yếu, thường nhật hằng ngày của mỗi người

D. Một nhiệm vụ đơn giản, có thể hoàn thành trong thời gian ngắn

Câu 16: Nhận định nào sau đây về vai trò của văn hóa - nghệ thuật là đúng?

A. Văn hóa - nghệ thuật gắn liền với nhiệm vụ chính trị

B. Chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật phải phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

C. Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận trong kháng chiến

D. Tất cả các phương án trên 

Câu 17: Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, văn hóa có vai trò như thế nào?

A. Vừa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là động lực phát triển kinh tế; một nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

B. Nhân tố quan trọng đi đến thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

C. Nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 

D. Nền tảng tinh thần xã hội, là động lực của công cuộc đổi mới

Câu 18: Khẩu hiệu văn hóa nào dưới đây đã thực sự trở thành động lực tinh thần để huy động tất cả mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954?

A. “Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”

B. “Xây dựng đời sống mới”

C. A và B đều sai

D. A và B đều đúng 

Câu 19: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau: “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về …, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”.

A. tinh thần

B. đời sống

C. tâm hồn 

D. tình cảm

Câu 20: Năm 2013, đồng chí Nguyễn Phú Trọng về thăm và dự Lễ kỷ niệm tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhân dịp bao nhiêu năm Ngày thành lập Trường?

A. 10 năm

B. 15 năm

C. 5 năm

D. 20 năm 

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023–2025

Tại Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 đã nêu rõ 08 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023–2025 như sau:

(1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức về Chương trình.

(2) Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc.

(3) Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa.

(4) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân.

(5) Phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đàotạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa.

(6) Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam có giá trịđỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng.

(7) Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới.

(8) Huy động nguồn lực và quản lý thực hiện Chương trình.

Đỗ Minh Hiếu
49738

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]