16/05/2024 09:58

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 70 năm Ngày giải phóng thủ đô năm 2024 (Tuần 3)

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 70 năm Ngày giải phóng thủ đô năm 2024 (Tuần 3)

Tôi muốn hỏi về đáp án của cuộc thi tìm hiểu 70 năm Ngày giải phóng thủ đô năm 2024 trong tuần thứ 3 như thế nào? "Vĩnh Hy-Hà Nội"

Chào anh, ban biên tập xin giải đáp như sau:

Cuộc thi Tìm hiểu 70 năm Ngày giải phóng thủ đô năm 2024 được phát động từ ngày 22/4/2024.

>>Xem thêm: Tìm hiểu 70 năm Ngày giải phóng thủ đô năm 2024 - Đáp án tuần 4

Đối tượng tham gia cuộc thi Tìm hiểu 70 năm Ngày giải phóng thủ đô năm 2024 là cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân Thủ đô và trong cả nước; người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam.

Hình thức thi là thi trắc nghiệm trực tuyến diễn ra trong 12 tuần thi trên nền tảng thi trực tuyến www.tuyengiaothudo.com.vn.  

Thí sinh tham gia dự thi bằng cách truy cập vào website của Cuộc thi tại địa chỉ: www.tuyengiaothudo.com.vn, đăng ký tài khoản và tham gia thi.

Mỗi thí sinh có 01 lượt thi mỗi tuần. Ở mỗi lượt thi, thí sinh trả lời 20 câu hỏi dạng trắc nghiệm và 01 câu hỏi tự luận trong tổng thời gian 30 phút. Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 05 điểm. Với câu hỏi tự luận, thí sinh soạn câu trả lời trực tiếp trên nền tảng thi với số lượng 250 - 500 từ.

1. Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 70 năm Ngày giải phóng thủ đô năm 2024 (Tuần 3)

Câu 1: Công trình Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) được xây dựng vào năm nào?

A. Năm 1902

B. Năm 1900

C. Năm 1901

D. Năm 1903

Câu 2: Ai là tác giả ca khúc "Người Hà Nội"?

A. Văn Cao.

B. Văn Ký

C. Văn Tý

D. Nguyễn Đình Thi

Câu 3: Lễ chào cờ sau khi quân ta tiếp quản thủ đô diễn ra vào thời gian nào?

A. 14h ngày 10/10/1954

B. 17h ngày 10/10/1954

C. 10h ngày 10/10/1954

D. 15h ngày 10/10/1954

Câu 4: Theo Sắc lệnh số 77 ngày ngày 21 tháng 12 năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc kỳ, thị xã thuộc kỳ hoặc tỉnh. heo đó, Hà Nội trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:

A. 15 khu nội thành và 7 khu hành chính ngoại thành

B. 17 khu nội thành và 7 khu hành chính ngoại thành

C. 15 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành

D. 17 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành

Câu 5: Tòa nhà Phủ chủ tịch nằm trên đường Hùng Vương trong thời kỳ Pháp thuộc có tên gọi là gì?

A. Tòa nhà bộ tham mưu

B. Dinh thống sứ Bắc Kỳ

C. Phủ toàn quyền Đông Dương

D. Tòa nhà Sở Công chính

Câu 6: Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 19/8/1945

B. Ngày 15/8/1945

C. Ngày 13/8/1945

D. Ngày 17/8/1945

Câu 7: Bài hát "Tiến về Hà Nội" do ai sáng tác?

A. Nguyễn Đức Toàn

B. Văn Cao

C. Văn Tý

D. Đỗ Nhuận

Câu 8: Vường hoa Diên Hồng hay còn gọi là Vườn hoa con cóc từng có tên gọi trong thời kỳ Pháp thuộc là gì?

A. Vườn hoa Neyret (Place)

B. Vườn Simoni ((Square)

C. Vườn hoa Foch (Place)

D. Vườn hoa Gambetta (Square)

Câu 9: Cầu Long Biên, cây cầu mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội được đưa vào sử dụng năm nào?

A. Năm 1903

B. Năm 1902

C. Năm 1898

D. Năm 1899

Câu 10: Phố Nguyễn Gia Thiều, quận Hoàn Kiếm trước kia từng có tên gọi là gì:

A. Đường Quan Lộ

B. Phố Hàng Lọng

C. Quai Clémenceau

D. Phố Ôn Như Hầu

Câu 11: Lý do Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc “Rút quân” thần kỳ?

A. Giặc Pháp ngày càng được nhiều quân tiếp viện và vũ khí

B. Hoàn thành nhiệm vụ Trung ương Đảng, Chính phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao

C. Tất cả đáp án đều đúng

D. Rút lui để bảo toàn lực lượng

Câu 12: Bài hát "Tiến về Hà Nội" được sáng tác vào năm nào?

A. Năm 1952

B. Năm 1949

C. Năm 1948

D. Năm 1950

Câu 12: Ngày 26 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu gồm:

A. Khu Lãng Bạc, khu Hồng Hà, khu Đại La, khu Đề Thám, khu Mê Linh

B. Khu Lãng Bạc, khu Đống Đa, khu Đại La, khu Đề Thám, khu Mê Linh

C. Khu Lãng Bạc, khu Bạch Mai, khu Đại La, khu Đề Thám, khu Mê Linh

D. Khu Lãng Bạc, khu Vạn Thái, khu Đại La, khu Đề Thám, khu Long Biên

Câu 13: Trận đánh Sân bay Bạch Mai được thực hiện vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 18/1/1950

B. Ngày 4/3/1954

C. Ngày 5/3/1954

D. Ngày 17/1/1950

Câu 14: Sự kiện nào buộc Pháp phải ký hiệp định Geneve đồng thời rút hết quân về nước?

A. Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950

B. Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh

Câu 15: Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò hiện nay tại số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm do thực dân Pháp xây dựng vào năm nào?

A. Năm 1893

B. Năm 1895

C. Năm 1896

D. Năm 1894

Câu 16: Vụ án số 7 phố Ôn Như Hầu, nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 02/7/1946

B. Ngày 12/7/1946

C. Ngày 07/12/1946

D. Ngày 17/12/1946

Câu 17: Điền từ đúng vào câu sau: “Ngay sau ngày giải phóng thủ đô, phát huy khí thế cách mạng và truyền thống yêu nước nồng nàn, quân dân Hà Nội đã đoàn kết một lòng bắt tay vào công cuộc xây dựng .... đồng thời chi viện cho miền Nam.”

A. Đất nước

B. Chủ nghĩa xã hội

C. Lực lượng quân sự

D. Tổ quốc

Câu 18: Theo Nghị quyết số 142-NQ/KC-Hà Nội của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội, Ngoại thành Hà Nội quận 6 gồm:

A. 39 làng

B. 37 làng

C. 38 làng

D. 40 làng

Câu 19: Ngày 4 tháng 11 năm 1954, Hà Nội chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận, khi đó diện tích toàn thành phố Hà Nội khoảng:

A. 130 km2

B. 160 km2

C. 140 km2

D. 150 km2

Câu 21: Đồng chí có đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện 1 trong các tiêu chí sau: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại (Lưu ý: Số lượng từ 250 từ đến tối đa không quá 500 từ)

2. Ngày Giải phóng Thủ đô là ngày nào? Ý nghĩa của ngày Giải phóng Thủ đô?

Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), còn được biết đến là ngày Hà Nội giải phóng, được kỷ niệm vào ngày 10 tháng 10 hàng năm. Ngày 10/10/2024 là kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, đánh dấu mốc son lớn cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng.

Đây là dịp để người dân Việt Nam tưởng nhớ và kỷ niệm sự kiện quân đội Việt Minh giành lại quyền kiểm soát Hà Nội từ quân Pháp vào ngày 10/10/1954, sau trận Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneva.

Ngày này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của Việt Nam khỏi chế độ Pháp, cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, đầy những hy sinh nhưng oanh liệt và vẻ vang của quân và Thủ đô Hà Nội cùng cả nước nói chung.

Đồng thời đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm. Trong ngày trọng đại này, nhiều hoạt động kỷ niệm, lễ hội và sự kiện văn hóa được tổ chức tại Hà Nội và khắp Việt Nam để tôn vinh sự kiện lịch sử.

Trân trọng!

Bùi Thị Như Ý
33433

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]