Dưới đây là danh sách đầy đủ các Đại học/trường Đại học công lập tại TP.HCM:
STT |
Tên Đại học |
Tên viết tắt |
Trụ sở |
1 |
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh |
VNU-HCM |
TP. Thủ Đức |
2 |
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
UEH |
Quận 3 |
STT |
Tên Đại học |
Tên viết tắt |
Trụ sở |
1 |
Trường Đại học An ninh nhân dân |
T47/T04 |
Thành phố Thủ Đức |
2 |
Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) |
HCMUT |
Quận 10 |
3 |
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân |
T48/T05 |
Quận 7 |
4 |
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM |
IUH |
Quận Gò Vấp |
5 |
Trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP.HCM) |
UIT |
TP. Thủ Đức |
6 |
Trường Đại học Công Thương TP.HCM |
HUIT |
Quận Tân Phú |
7 |
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM |
UTH |
Quận Bình Thạnh |
8 |
Phân hiệu trường Đại học Giao thông Vận tải tại TP.HCM |
UTC2 |
TP. Thủ Đức |
9 |
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) |
HCMUS |
Quận 5 |
10 |
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) |
HCMUSSH |
Quận 1 |
11 |
Trường Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM |
UEL |
Quận 1 |
12 |
Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở 2) |
ULSA2 |
Quận 12 |
13 |
Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM |
UAH |
Quận 3 |
14 |
Trường Đại học Luật TP.HCM |
ULAW |
Quận 4 |
15 |
Trường Đại học Mở TP.HCM |
OU |
Quận 1 |
16 |
Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM |
MT |
Quận Bình Thạnh |
17 |
Trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở 2) |
FTU2 |
Quận Bình Thạnh |
18 |
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM |
HUB |
Quận 1 |
19 |
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM |
NLU |
TP. Thủ Đức |
20 |
Trường Đại học Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) |
HCMIU |
Quận 3 |
21 |
Trường Đại học Sài Gòn |
SGU |
Quận 5 |
22 |
Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM |
SKDAHCM |
Quận 1 |
23 |
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM |
HCMUTE |
TP. Thủ Đức |
24 |
Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao |
UPES |
Quận 5 |
25 |
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM |
HCMUE |
Quận 5 |
26 |
Trường Đại học Thể dục Thể thao TP. HCM |
USH |
TP. Thủ Đức |
27 |
Phân hiệu Trường Đại học Thủy lợi |
TLUS |
Quận Bình Thạnh |
28 |
Trường Đại học Trần Đại Nghĩa |
TDNU |
Quận Gò Vấp |
29 |
Trường Đại học Tài chính – Marketing |
UFM |
Quận Phú Nhuận |
30 |
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường |
HCMUNRE |
Quận Tân Bình |
31 |
Trường Đại học Tôn Đức Thắng |
TDTU |
Quận 7 |
32 |
Trường Đại học Văn hóa TP.HCM |
HUC |
TP. Thủ Đức |
33 |
Trường Đại học Việt - Đức |
VGU |
Tx. Bến Cát (có cơ sở Quận 3 và TP. Thủ Đức) |
34 |
Đại học Y Dược TP.HCM |
UMP |
Quận 10 |
35 |
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch |
PNT |
Quận 10 |
36 |
Khoa Chính trị - Hành chính (ĐHQG TP.HCM) |
SPAS |
TP. Thủ Đức |
37 |
Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) |
ULSA2 |
Quận 12 |
38 |
Trường Đại học Sức khỏe (ĐHQG TP.HCM) |
QSY |
TP. Thủ Đức |
39 |
Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội |
HUHA2 |
Quận Gò Vấp(Trụ sở chính Hà Nội) |
Theo đó, trường Đại học được có 2 hình thức đào tạo sau đây:
(1) Đào tạo chính quy:
- Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;
- Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.
(2) Đào tạo vừa làm vừa học:
- Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 Quy chế đào tạo trình độ Đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;
- Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
Đối với các ngành đào tạo ưu tiên phục vụ nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn thực hiện các hình thức đào tạo phù hợp.
(Quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT).
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định, kết quả học tập của sinh viên đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
Cụ thể, Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:
- Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
- Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
- Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.