02/01/2025 14:47

Danh mục 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT mà không cần giấy chuyển tuyến

Danh mục 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT mà không cần giấy chuyển tuyến

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về danh mục 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT mà không cần giấy chuyển tuyến

Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 01/2025/TT-BYT ngày 01/01/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Xem thêm: Năm 2025, bãi bỏ phân chia danh mục thuốc được BHYT chi trả theo hạng bệnh viện theo Thông tư 37 2024

Danh mục 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT mà không cần giấy chuyển tuyến

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2025/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, Bộ Y tế đã ban hành danh mục bệnh hiếm, hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT mà không cần giấy chuyển tuyến như sau:

Trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao tại điểm a khoản 4 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được 100% mức hưởng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 22 của Luật Bảo hiểm y tế như sau:

a) Danh mục một số bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu quy định tại Phụ lục I;

b) Danh mục một số bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản quy định tại Phụ lục II.

...

Theo đó, những bệnh hiếm, hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT mà không cần giấy chuyển tuyến là 62 bệnh tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2025/TT-BYT, cụ thể:

STT

Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp

Mã ICD-10

Tình trạng, điều kiện

1.

Viêm màng não do lao (G01*)

A17.0†

2.

U lao màng não (G07*)

A17.1†

3.

Lao khác của hệ thần kinh

A17.8†

4.

Lao hệ thần kinh, không xác định

(G99.8*)

A17.9†

5.

Nhiễm mycobacteria ở phổi

A31.0

6.

Nhiễm histoplasma capsulatum ở phổi

cấp tính

B39.0

7.

Nhiễm nấm blastomyces ở phổi cấp

tính

B40.0

8.

Nhiễm nấm paracoccidioides ở phổi

B41.0

9.

Nhiễm sporotrichum ở phổi (J99.8*)

B42.0†

10.

Nhiễm aspergillus ở phổi xâm lấn

B44.0

11.

Nhiễm cryptococcus ở phổi

B45.0

12.

Nhiễm mucor ở phổi

B46.0

13.

Nhiễm mucor lan toả

B46.4

14.

U ác tụy

C25

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

15.

U ác tuyến ức

C37

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

16.

U ác của tim, trung thất và màng phổi

C38

(trừ mã C38.4)

Người bệnh được hưởng quyền lợi ngay trong lượt khám bệnh, chữa bệnh có kết quả chẩn đoán xác định mắc bệnh.

...

Tải về toàn bộ Danh mục 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng 100% BHYT tại: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/danh-muc-62-benh.docx

Thủ tục khám chữa bệnh BHYT khi thay đổi nơi lưu trú, tạm trú từ ngày 01/01/2025

Thủ tục khám chữa bệnh BHYT khi thay đổi nơi lưu trú, tạm trú từ ngày 01/01/2025 được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BYT như sau:

(1) Về đối tượng thực hiện

Là trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế thay đổi nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BYT và trường hợp thay đổi nơi tạm trú.

(2) Về thủ tục thực hiện:

- Thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024) và Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 75/2023/NĐ-CP).

- Trường hợp thay đổi nơi lưu trú thì người tham gia BHYT còn phải thực hiện thủ tục xuất trình cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT giấy tờ về việc thay đổi nơi lưu trú như sau:

+ Văn bản cử đi công tác và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp là người đi công tác đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác;

+ Thẻ học sinh, sinh viên, học viên và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp là học sinh, sinh viên, học viên học tập tại tỉnh khác trong thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, tết tại gia đình hoặc trong thời gian thực hành, thực tập, đi học tại tỉnh khác;

+ Văn bản về việc nghỉ phép có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý người tham gia bảo hiểm y tế và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp là người lao động tại tỉnh khác trong thời gian nghỉ phép tại gia đình;

+ Văn bản cử hoặc phân công nhiệm vụ làm việc lưu động của cơ quan, đơn vị quản lý người tham gia bảo hiểm y tế và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp là người làm việc lưu động tại tỉnh khác;

+ Giấy tờ thể hiện quan hệ thành viên gia đình theo pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông tin về lưu trú đã cập nhật trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID đối với trường hợp là người đi đến tỉnh khác để thăm thành viên gia đình.

- Trường hợp thay đổi nơi tạm trú thì người tham gia BHYT cần xuất trình cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT một trong các giấy tờ chứng minh thông tin về thay đổi nơi tạm trú gồm:

+ Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú;

+ Hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cho người đăng ký tạm trú về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú;

+ Hoặc thông tin về đăng ký tạm trú trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID.

Đỗ Minh Hiếu
162

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]