05/08/2022 10:29

Đặc xá là gì? Phân biệt đại xá và đặc xá?

Đặc xá là gì? Phân biệt đại xá và đặc xá?

“Vào các dịp lễ lớn của đất nước tôi thường nge các cụm từ đại xá, đặc xá cho phạm nhân. Vậy cho tôi hỏi đặc xá và đại xá khác nhau như thế nào?”_ Hồng Ánh (Cần Thơ)

Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Đặc xá là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018 thì đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.

2. Đại xá là gì?

Hiện nay khái niệm đại xá không được quy định tại văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, theo từ điển Tiếng Việt online, trang web Wikipedia và thực tiễn các lần đại xá vào năm 1946 và năm 1976 thì có thể hiểu: Đại xá là là một hình thức tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với hàng loạt người phạm tội (không phân biệt họ đã phải chấp hành hình phạt hay chưa, hoặc đã bị truy tố, xét xử hay chưa) nhân sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của một quốc gia.

3. Các tiêu chí phân biệt đại xá và đặc xá

Tiêu chí

Đại xá

Đặc xá

Định nghĩa

Là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với rất nhiều người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước.

Là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.

Bản chất

Tha, miễn hình phạt cho một số loại tội phạm hoặc một loạt người phạm tội đã hoăc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án.

Tha tù trước thời hạn đối với một số người nhất định đang chấp hành hình phạt, trong trường hợp họ có ý thức cải tạo tốt, lập được công, quá già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo...

Đối tượng áp dụng

Người phạm tội đang ở trong bất kỳ giai đoạn nào, từ truy tố, xét xử đến thi hành án.

Người phạm tội đang trong giai đoạn thi hành án phạt tù (tù có thời hạn, tù chung thân).

Phạm vi áp dụng

Áp dụng trên phương diện rộng, với hàng loạt hành vi phạm tội và hàng loạt người phạm tội theo điều kiện nhất định.

 Ví dụ: Thông tư Liên Bộ Nội vụ - Công an – Tư pháp số 80-TT/LB ngày 6/12/1958 có quy định:

Những người phạm tội và bị xử phạt trước ngày 9/10/1954 đều được đại xá và được khôi phục công quyền. Riêng mấy loại phạm nhân sau đây không được đại xá là: địa chủ cường hào gian ác, bọn có nhiều nợ máu với nhân dân, bọn côn đồ chưa thực sự cải tạo.

Phạm vi áp dụng hẹp hơn đại xá, được quy định cụ thể tại các Điều 11, 12, 22 Luật đặc xá 2018.

 Áp dụng với trường hợp người phạm tội cụ thể. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Chủ tịch nước đưa ra tiêu chuẩn của từng đợt đặc xá. Theo đó, người đang chấp hành hình phạt tù làm đơn xin được xét đặc xá, hoặc cơ quan tổ chức hữu quan đề nghị lập thành danh sách cụ thể trình Chủ tịch nước quyết định.

 

Thẩm quyền quyết định

Quốc hội (Khoản 11 Điều 70 Hiến pháp 2013)

Chủ tịch nước (Khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2013)

Cơ sở ra quyết định

 Thường được đưa ra trong phiên họp Quốc hội và được các đại biểu thống nhất thông qua.

 Người đề nghị đặc xá phải đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá năm 2018 và có đơn đề nghị đặc xá gửi đến Chủ tịch nước.

Hậu quả pháp lý

Người được đại xá trở thành người không có tội. Và cũng không có án tích trong lý lịch tư pháp của mình.

Người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay như người được quyết định đại xá và vẫn có tiền án trong lí lịch tư pháp.

 

Nguyễn Sáng
20301

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]