13/01/2024 16:45

Đặc điểm về ngoại hình của ong giống theo TCVN 13473:2022

Đặc điểm về ngoại hình của ong giống theo TCVN 13473:2022

Tôi muốn biết tiêu chuẩn về đặc điểm ngoại hình của ong giống, ong chúa đang được áp dụng hiện nay. Duy Khánh - Gia Lai.

Chào anh, ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Đặc điểm về ngoại hình của ong giống theo TCVN 13473:2022

TCVN 13473:2022 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó, TCVN 13473:2022 áp dụng đối với ong nội (Apis cerana cerana Fabricius và Apis cerana indica Fabricius) và ong ngoại (Apis mellifera Linnaeus) nuôi để làm giống.

Tại TCVN 13473:2022 quy định yêu cầu về ngoại hình của ong giống như sau:

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Ong ging nội

Ong giống ngoại

IĐối với ong chúa

 

 

1. Hình dáng cơ thể

To nhất đàn

To nhất đàn

2. Thân

Cân đối, bụng thon dài

To, thuôn dài

3. Cánh

Ngắn, phủ kín 2/3 các đốt bụng

Ngắn, phủ kín 2/3 các đốt bụng

4. Đốt bụng cuối

Bầu

Thuôn

5. Màu sắc của phần bụng

Đen bóng

Vàng nâu, nâu đỏ

II. Đối với ong thợ

 

 

1. Hình dáng cơ thể

Nhỏ nhất đàn

Nhỏ nhất đàn

2. Thân

Nhỏ

Nhỏ

3. Cánh

Dài, phủ kín các đốt bụng

Dài, phủ kín các đốt bụng

4. Đốt bụng cuối

Nhọn

Nhọn

5. Màu sắc của phần bụng

Đen

Vàng đen, nâu đen

….

 

Bảng 1 - Đặc điểm ngoại hình

Như vậy, đặc điểm giống nhau giữa ong chúa thuộc ong giống nội, giống ngoại cơ thể sẽ có hình dạng to nhất đàn. Đặc điểm về cánh sẽ ngắn, phủ kín 2/3 các đốt bụng.…

2. Một vài phương pháp thử đối với ong giống

Tại TCVN 13473:2022 quy định về dụng cụ, thiết bị kỹ thuật để tiến hành thử đối với ong giống:

- Dụng cụ

+ Cân, có thể cân chính xác đến 0,01 mg.

+ Khung cầu căng dây thép ô vuông, mỗi ô có kích thước 4,5 cm x 4,5 cm (đối với ong nội) và 5,0 cm x 5,0 cm (đối với ong ngoại), tương đương với 100 lỗ ong thợ.

+ Thùng quay mật ong.

+ Lồng nhốt ong chúa.

+ Bút viết kính.

+ Giấy bóng kính khổ A4 trong suốt.

- Lấy mẫu

Lấy ngẫu nhiên 10 % số đàn ong trên tổng đàn (không dưới 5 đàn) của một điểm đặt ong tại thời điểm nguồn hoa tốt.

Một vài phương pháp thử đối với ong giống:

- Xác định các chỉ tiêu ngoại hình

Quan sát bằng mắt thường để xác định hình các đặc điểm của ong chúa, ong thợ, ong đực nêu trong mục 3.1 TCVN 13473:2022.

- Xác định khối lượng của ong chúa đẻ

+ Cách tiến hành

Dùng cân cân khối lượng của lồng nhốt ong chúa.

Bắt và nhốt ong chúa đẻ, là những ong chúa khỏe mạnh, không bị dị tật, đã đẻ trứng được từ 1 tháng đến 2 tháng, cho vào lồng và cân.

+ Tính kết quả

Khối lượng của ong chúa đẻ, mOCĐ, được tính bằng miligam (mg) theo Công thức (1):

mOCĐ = m1 - mL (1)

Trong đó:

m1 là khối lượng lồng có chứa ong chúa đẻ, tính bằng miligam (mg);

mL là khối lượng lồng không chứa ong chúa đẻ, tính bằng miligam (mg).

- Xác định sức đẻ của ong chúa

+ Cách tiến hành

Đặt khung cầu lên mặt cầu ong, ước lượng số lỗ tổ nhộng của mỗi ô để tính số ô nhộng ở mỗi mặt cầu, đo cả 2 mặt cầu và tất cả các cầu ong có trong đàn. Số ô nhộng của mỗi đàn là tổng ô nhộng của các cầu cộng lại.

Sức đẻ trứng của ong chúa được tính gián tiếp thông qua số lượng nhộng trong một ngày đêm (24 h), được đo 2 đợt, mỗi đợt 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần vào thời điểm 30 ngày trước vụ mật và trong thời gian dưỡng đàn.

+ Tính kết quả

Sức đẻ trứng trong một ngày đêm (24 h) của ong chúa, Sđt, biểu thị bằng số trứng, được tính theo Công thức (2):

 S(đt)=No*100/K (2)

Trong đó:

N0 là tổng số ô nhộng có trong đàn;

k là số ngày đêm của tiền nhộng và nhộng trong lỗ tổ vít nắp (k = 11 đối với ong nội; k = 12 đối với ong ngoại);

100 là số lỗ tổ nhộng có trong một ô vuông klch thước 4,5 cm x 4,5 cm (đối với ong nội) hoặc 5,0 cm x 5,0 cm (đối với ong ngoại).

- Năng suất mật

+ Cách tiến hành

Cân toàn bộ các cầu mật đã loại hết ong trưởng thành. Sau đó, tiến hành quay mật rồi cân toàn bộ cầu đã quay hết mật.

Năng suất mặt của một đàn ong được xác định bằng tổng khối lượng mật ong thu được từ tất cả các lần quay mật trong một năm.

+ Tính kết quả

Năng suất mật của đàn ong, p, được tính bằng kg/đàn/năm, theo Công thức (3):

 (3)

Trong đó:

Pi1 là khối lượng toàn bộ cầu mật của một đàn ong trước khi thực hiện lần quay mật thứ i, tính bằng kilogam (kg);

Pi2 là khối lượng toàn bộ cầu mật của một đàn ong sau khi thực hiện lần quay mật thứ i, tính bằng kilogam (kg);

là số lần quay mật trong một năm.

Trân trọng!

Nguyễn Ngọc Trầm
629

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]