05/02/2025 11:06

Cúng Thần Tài năm 2025 giờ nào tốt nhất? Văn khấn Thần Tài mùng 10 tháng Giêng năm 2025

Cúng Thần Tài năm 2025 giờ nào tốt nhất? Văn khấn Thần Tài mùng 10 tháng Giêng năm 2025

Theo phong thủy thì cúng Thần Tài thì giờ nào là đẹp nhất? Văn khấn Thần Tài mùng 10 tháng Giêng năm 2025 như thế nào?

Cúng Thần Tài năm 2025 giờ nào tốt nhất? Văn khấn Thần Tài mùng 10 tháng Giêng năm 2025

Ngày vía Thần Tài diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm, là dịp để cầu may mắn, tài lộc đến với mình. Trong năm 2025, ngày này sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 07/02/2025 dương lịch.

Theo quy luật phong thủy và ngũ hành thì nên cúng thần tài năm 2025 vào buổi sáng, vì đây là thời điểm dương khí thịnh vượng, thuận lợi để lấy lộc.

Về khung giờ tốt cúng Thần Tài năm 2025 cụ thể như sau:

- Cúng vào Giờ Mậu Thìn (từ 7h-9h);

- Cúng vào Giờ Kỷ Tị (từ 9h-11h).

Nếu không cúng Thần Tài được vào 02 khung giờ trên thì có thể cúng vào Giờ Nhâm Thân (từ 15h-17h).

Đối với bài văn khấn Thần Tài mùng 10 tháng Giêng năm 2025 thì bạn đọc có thể tham khảo 02 mẫu như sau:

Văn khấn Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Mẫu số 1:

Nam mô A-di-đà Phật! (lặp lại 3 lần).

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. 

Kính lạy ngài Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. 

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. 

Con kính lạy thần Tài vị tiền. Con kính lạy các ngài thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ

Tín chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài thần Tài tiền vị. Cúi xin thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật! (lặp lại 3 lần). 

Văn khấn thần Tài mùng 10 tháng Giêng Mẫu số 2:

“Nam Mô A Di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …

Hôm nay là ngày 29 tháng Giêng năm Ất Tỵ

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:...

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 29 Tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam Mô A-di-đà Phật (lặp lại 3 lần).

Thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo

Ngày vía Thần Tài năm 2025, người lao động có được nghỉ không?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì ngày vía Thần Tài 2025 không phải là ngày nghỉ lễ, tết. Cho nên người lao động sẽ không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày này.

Tuy nhiên, người lao động có thể chủ động xin nghỉ theo 02 cách sau:

Cách 1: Xin nghỉ phép năm (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)

- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Cách 2: Xin nghỉ không lương (Điều 115 Bộ luật Lao động 2019)

- Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Đỗ Minh Hiếu
3

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]