06/12/2024 08:36

Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên? Nguyên tắc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội là gì?

Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên? Nguyên tắc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội là gì?

Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên? Nguyên tắc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội là gì?

Xem thêm: Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát ra sao? Tổng Tham mưu trưởng do ai bổ nhiệm?

Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên?

Vào cuối tháng 8 năm 1956, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, đồng chí Lê Nam Thắng được mời lên làm việc và nhận nhiệm vụ mới. Tại buổi làm việc, sau khi công bố Nghị định thành lập Cục Nông binh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp trao đổi với đồng chí Thắng về việc được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng, cụ thể:

Ngày 23/8/1956, Bộ Quốc phòng ban hành Nghị định 030/NĐ thành lập Cục Nông binh để tham mưu cho Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế. 

Đã có nhiều mô hình quản lý ra đời từ đó đến nay thay thế nhau như: Tổng cục Xây dựng Kinh tế, Cục Kế hoạch-Kinh tế, Tổng cục Kinh tế, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế. Ngày 24/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 249/1998/QĐ-TTg tổ chức lại Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế để thành lập hai cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Cục Kinh tế.

Như vậy, Cục Nông binh được thành lập thời gian nào, ai là Cục trưởng đầu tiên: ngày 23 tháng 8 năm 1956, đồng chí Lê Nam Thắng là Cục trưởng đầu tiên

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính tham khảo.

Nguyên tắc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội là gì?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 164/2018/NĐ-CP về nguyên tắc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng như sau:

- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, góp phần củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội; huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hoạt động quốc phòng với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; xác định rõ mục tiêu trước mắt và lâu dài; hoạt động kết hợp phải được thực hiện trong cả quá trình từ giai đoạn lập, thẩm định đến triển khai thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong từng công trình, từng dự án phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, lãnh thổ; trong tất cả các ngành, lĩnh vực nền kinh tế quốc dân của bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan.

- Xác định rõ trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong hoạt động kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

Căn cứ kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 164/2018/NĐ-CP, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng được căn cứ dựa trên:

(1) Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Chiến lược Quân sự Việt Nam, Chiến lược An ninh quốc gia, Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược biển Việt Nam, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và các nội dung liên quan.

(2) Quyết tâm Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng.

(3) Kế hoạch động viên quốc phòng của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(4) Quy hoạch đóng quân và bố trí lực lượng của các đơn vị Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.

(5) Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(6) Kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc.

(7) Các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của các đơn vị trong từng thời kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(8) Các văn bản pháp luật có liên quan.

Nguyễn Ngọc Trầm
8574

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]