05/11/2024 10:26

Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế có hiệu lực khi nào? Những hiệp định quốc tế không thuộc phạm vi của Công ước Viên 1969?

Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế có hiệu lực khi nào? Những hiệp định quốc tế không thuộc phạm vi của Công ước Viên 1969?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về thời điểm có hiệu lực của công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế ngày 23/5/1969.

>> Xem thêm: Tải về Công ước Luật biển 1982 pdf mới nhất ở đâu? Công ước luật biển 1982 có hiệu lực từ khi nào?

Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế có hiệu lực khi nào?

Theo Phần VIII Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế 1969 (từ đây trở về sau gọi tắt là Công ước Viên 1969) quy định về những quy định cuối cùng như sau:

(1) Việc ký

Công ước Viên 1969 sẽ để ngỏ cho tất cả các quốc gia là thành viên của Liên hiệp quốc hoặc thành viên của các tổ chức chuyên môn hoặc Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế, hoặc bất kỳ quốc gia nào tham gia Quy chế Tòa án quốc tế và bất kỳ quốc gia nào khác do Đại hội đồng Liên hiệp quốc mời để trở thành một bên tham gia Công ước, ký theo cách thức như sau: cho tới ngày 30-11-1969 tại Bộ Ngoại giao của Liên bang Áo và tiếp theo, cho tới ngày 30-11-1970 tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York.

(2) Việc phê chuẩn

Công ước Viên 1969 sẽ phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc lưu chiểu.

(3) Việc gia nhập

Công ước Viên 1969 sẽ để ngỏ cho bất kỳ một quốc gia nào thuộc một trong những trường hợp ghi ở Điều 81 gia nhập. Các văn kiện gia nhập sẽ được ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc lưu chiểu.

(3) Thời điểm có hiệu lực

- Công ước Viên 1969 sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 kể từ ngày văn kiện thứ 35 về phê chuẩn hoặc gia nhập được lưu chiểu.

- Đối với những quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước Viên 1969 sau khi đã lưu chiểu văn kiện thứ 35 về phê chuẩn hoặc gia nhập, thì Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 kể từ ngày quốc gia đó lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập.

(4) Các văn bản xác thực

Bản gốc của Công ước Viên 1969, mà những văn bản của nó là bằng tiếng Anh, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp và Nha đều xác thực như nhau, sẽ được ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc lưu chiểu.

Để làm bằng chứng, các vị đại diện toàn quyền ký tên sau đây được Chính phủ hữu quan ủy quyền hợp lệ đã ký Công ước Viên 1969.

Làm tại Viên, ngày hai mươi ba tháng năm năm một nghìn chín trăm sáu chín (23-5-1969).

Như vậy, Công ước Viên 1969 sẽ có hiệu lực (từ ngày 27/01/1980) vào ngày thứ 30 kể từ ngày văn kiện thứ 35 về phê chuẩn hoặc gia nhập được lưu chiểu.

Đối với những quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước Viên 1969 sau khi đã lưu chiểu văn kiện thứ 35 về phê chuẩn hoặc gia nhập, thì Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 kể từ ngày quốc gia đó lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập.

Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/Khongso_86933.doc 

Những hiệp định quốc tế không thuộc phạm vi của Công ước Viên 1969?

Theo quy định tại Điều 3 Công ước Viên 1969 về những hiệp định quốc tế không thuộc phạm vi của Công ước này như sau:

Những hiệp định quốc tế không thuộc phạm vi của Công ước này.

Việc Công ước này không áp dụng đối với các hiệp định quốc tế được ký kết giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế, hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế với nhau, cũng như không áp dụng đối với những hiệp định quốc tế không thành văn, sẽ không phương hại gì đến.

a) Giá trị pháp lý của các hiệp định đó;

b) Việc áp dụng tất cả các quy tắc nêu trong Công ước này đối với các Hiệp định nói trên; các Hiệp định này sẽ phải tuân thủ các quy tắc đó, theo tinh thần của pháp luật quốc tế mà không phụ thuộc vào Công ước này;

c) Việc áp dụng Công ước này đối với các quan hệ giữa các quốc gia được những hiệp định quốc tế điều chỉnh, trong đó có cả sự tham gia của các chủ thể của pháp luật quốc tế vào các hiệp định đó.

Như vậy, các hiệp định quốc tế nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước Viên 1969 bao gồm: những hiệp định ký kết giữa quốc gia với các chủ thể khác của pháp luật quốc tế hoặc giữa các chủ thể này với nhau, cũng như các hiệp định quốc tế không thành văn. Điều này không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý và việc áp dụng các quy tắc của Công ước đối với những hiệp định này theo tinh thần pháp luật quốc tế, cũng như không ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế mà các hiệp định đó điều chỉnh.

Nguyễn Ngọc Trầm
688

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]