06/07/2023 14:16

Công chức được cử đi học sau ĐH có phải cam kết hoàn thành nhiệm vụ?

Công chức được cử đi học sau ĐH có phải cam kết hoàn thành nhiệm vụ?

Tôi là công chức, có nhu cầu đăng ký được cử đi đào tạo sau đại học có cần phải cam kết hoàn thành chương trình đào tạo không?_Nhật Trường(Quảng Nam)

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức

Theo Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Đối với cán bộ, công chức:

+ Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;

+ Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;

+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

- Đối với viên chức:

+ Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);

+ Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

+ Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

Ngoài ra, Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

Như vậy, đối với công chức được cử đi học sau đại học phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

Trường hợp công chức không hoàn thành chương trình đào tạo sẽ phải đền bù chi phí đào tạo.

2. Các trường hợp công chức phải đền bù chi phí đào tạo

- Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong 03 trường hợp sau đây:

+ Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

+ Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.

+ Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP.

- Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).(Chi phí đền bù được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 101/2017/NĐ-CP)

 - Điều kiện để được giảm chi phí đền bù:

+ Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù.

+ Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.

(Theo Điều 9 Nghị định 101/2017/NĐ-CP)

3. Thời gian trả và thu hồi chi phí đền bù

Theo Điều 14 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định thời gian trả và thu hồi chi phí đền bù như sau:

- Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí đền bù.

-  Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa học.

- Trường hợp không thống nhất việc đền bù chi phí đào tạo, các bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

1864

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn