23/05/2024 17:47

Cồn nội sinh là gì? Người có nồng độ cồn nội sinh có bị xử phạt khi lái xe không?

Cồn nội sinh là gì? Người có nồng độ cồn nội sinh có bị xử phạt khi lái xe không?

Cho tôi hỏi cồn nội sinh là gì? Nếu vậy tôi có nồng độ cồn nội sinh thì có bị xử phạt khi lái xe không? (Bích Tuyền - Lâm Đồng)

Chào bạn, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Cồn nội sinh là gì? 

Cồn nội sinh là cồn có trong dịch cơ thể, trong đó có máu, tự sinh ra trong cơ thể mà không có bất kỳ tác động khác bên ngoài, kể cả thức uống có cồn.

Cồn (ethanol) được hình thành trong cơ thể người từ acetaldehyde thông qua nhiều quá trình. Lượng cồn này có thể hình thành từ quá trình lên men carbohydrate trong lòng ruột do tác động của hệ vi sinh thường trú ở ruột. Quá trình này còn gọi là hội chứng tự sinh rượu.

Trên thực tế, cơ thể mỗi người đều có nồng độ cồn nội sinh trong máu rất thấp, khoảng 0.26-0.75mg/lít (rất thấp). Nồng độ cồn trong hơi thở bằng khoảng 1/2.100 trong máu. Tức là nồng độ cồn nội sinh trong hơi thở khoảng 0.00012-0,00036 mg/lít khí thở (khoảng 1-3 phần triệu gram trong mỗi lít khí thở). Đây là nồng độ rất nhỏ cần các phương tiện siêu nhạy mới phát hiện dương tính được, còn phương tiện thông thường không đủ để phát hiện vì độ nhạy thấp. 

2. Người có nồng độ cồn nội sinh có bị xử phạt khi lái xe không?

Tuy rằng phương tiện đo nồng độ cồn thông thường khó có thể phát hiện nồng độ cồn nội sinh, nhưng cơ thể mỗi người có quá trình chuyển hóa khác nhau dẫn đến lượng cồn nội sinh cũng sẽ khác nhau. 

Theo Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật giao thông đường bộ, trong đó có hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Do đó, đối với quy định hiện nay nếu không may khi lái xe, nồng độ cồn nội sinh của bạn dương tính với phương tiện đo nồng độ cồn thì vẫn bị coi là vi phạm luật giao thông.

Mới đây, tại buổi thỏa luận về dự luật Trật tự, an toàn giao thông vào chiều 22/5, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định rõ và chặt chẽ hơn với hành vi cấm nồng độ cồn, để tránh xử lý oan sai đối với người không uống rượu, bia và nước uống có cồn khi tham gia giao thông nhưng vẫn có nồng độ cồn nội sinh.

3. Mức phạt nồng độ cồn hiện nay

Theo đó mức phạt nồng độ cồn được quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:

(1) Mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy:

Nồng độ cồn

Mức phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

(2) Mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô:

Nồng độ cồn

Mức phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

(3) Mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe đạp:

Mức vi phạm nồng độ cồn

Mức tiền phạt

Hình phạt bổ sung

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng.

 

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng.

 

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng.

 

Nguyễn Phạm Hoàng Thuy
222

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn