14/06/2023 15:06

Có được khai trị giá thanh toán hàng xuất khẩu bằng VNĐ?

Có được khai trị giá thanh toán hàng xuất khẩu bằng VNĐ?

Cho tôi hỏi đối tác bên công ty tôi muốn thanh toán tiền hàng bằng tiền Việt Nam thì có được không? “Hải Anh_Hà Nội”

Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Quy định pháp luật về trị giá hải quan hàng xuất khẩu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan hàng xuất khẩu như sau:

Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế, được xác định theo trình tự các phương pháp sau:

- Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất bao gồm giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phù hợp với chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa;

- Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trên cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;

- Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt Nam sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;

- Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất.

2. Có được khai trị giá thanh toán hàng xuất khẩu bằng VNĐ?

Ngày 02/6/2023, Tổng cục Hải quan có Công văn 2737/TCHQ-TXNK về thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng VNĐ, cụ thể:

- Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Thông tư 39/2018/TP-BTC ngày 20/3/2018.

Theo đó, trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu là giá bán đến cửa khẩu xuất khẩu trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán, hoặc hóa đơn thương mại và các chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phù hợp với các chứng từ liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa, không bao gồm chi phí vận tải quốc tế và chi phí bảo hiểm quốc tế (nếu có);

- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 41 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt Nam.

Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định.

Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

- Căn cứ hướng dẫn khai báo tại điểm 2.39 “Trị giá hóa đơn” tại Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được thay thế tại Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì khi khai trị giá hóa đơn, người khai nhập mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE.

Như vậy, đối với trường hợp của Công ty, nếu đối tác nước ngoài thống nhất đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam, được thể hiện trên hợp đồng, hóa đơn thương mại thì Công ty thực hiện mở tờ khai và khai báo mã đồng tiền của hóa đơn là Việt Nam đồng.

3. Những lưu ý khi khai báo trị giá hóa đơn

Theo hướng dẫn tại điểm 2.39 "Trị giá hóa đơn" tại Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC  (được thay thế tại Phụ lục I Thông tư 39/2018/TT-BTC), khi khai trị giá hóa đơn, người khai nhập mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE, cụ thể:

 

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

Bảng mã

2.39

Trị giá hóa đơn

Ô 1: Nhập một trong các điều kiện giao hàng theo Incoterms:

(1) CIF

(2) CIP

(3) FOB

(4) FCA

(5) FAS

(6) EXW

(7) C&F (CNF)

(8) CFR

(9) CPT

(10) DDP

(11) DAP

(12) DAT

(13) C&I

(14) DAF X

(15) DDU

(16) DES

(17) DEQ

Lưu ý:

- Đối với trường hợp mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, nhập điều kiện giao hàng DAP tại ô này.

Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE (tham khảo bảng “Mã tiền tệ” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Ô 3: Nhập tổng trị giá trên hóa đơn:

(1) Có thể nhập đến 04 chữ số sau dấu phẩy nếu mã đồng tiền không phải là “VND”.

(2) Nếu mã đồng tiền là “VND” thì không thể nhập các số sau dấu phẩy thập phân.

Ô 4: Nhập mã phân loại giá hóa đơn/ chứng từ thay thế hóa đơn:

“A”: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền “B”: Giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền (F.O.C/hàng khuyến mại)

“C”: Giá hóa đơn cho hàng hóa bao gồm phải trả tiền và không phải trả tiền

“D”: Các trường hợp khác

Lưu ý :

- Trường hợp không có hóa đơn và người khai hải quan không nhập liệu vào ô “Số hóa đơn” thì không khai tiêu chí này.

X

Lê Thị Phương Ngân
4307

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn