Xem thêm: Những đối tượng nào được đặc xá nhân dịp 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10?
Địa điểm tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô ở đâu?
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 286/KH-UBND ngày 27/9/2024 về việc tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
Kế hoạch 286/KH-UBND: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/kh-286-2024.pdf
Theo đó, chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam, gồm các hoạt động:
- 08h00: Đón tiếp đại biểu.
- 09h00: Chương trình nghệ thuật.
- 09h30:
+ Lễ Chào cờ.
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
+ Phát biểu của đại diện nhân chứng lịch sử.
+ Phát biểu của đại diện thế hệ trẻ Thủ đô.
+ Kết thúc buổi Lễ.
Thời gian, địa điểm diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô như sau:
- Thời gian: 09h00, ngày 10 tháng 10 năm 2024 (thứ Năm).
- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Cổng số 1, Đại Lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)..
Thành phần tham dự (Dự kiến khoảng 3.000 đại biểu) bao gồm:
(1) Đại biểu Trung ương:
+ Các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bộ Chính trị;Ban Bí thư.
+ Các đồng chí Ủy viên Thường vụ Quốc hội và Trưởng các Ủy ban của Quốc hội.
+ Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng các Ban, Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương.
+ Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025; và một số cơ quan, đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo.
+ Đại diện Lãnh đạo các thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Đại biểu các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các vùng Đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh vùng Thủ đô, các tỉnh Tây Bắc và tỉnh Nghệ An, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Các đồng chí đại diện Lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam và các đơn vị quân đội tham gia giải phóng và tiếp quản Thủ đô năm 1954.
(2) Đại biểu quốc tế:
+ Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
+ Đô trưởng Thủ đô Phnom Penh - Vương quốc Campuchia.
+ Đại sứ các nước, đại diện các tổ chức quốc tế tại Thủ đô Hà Nội.
(3) Đại biểu thành phố Hà Nội:
+ Các đồng chí Lãnh đạo: Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND Thành phố, Lãnh đạo UBND Thành phố, Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; Lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.
+ Các đồng chí Lãnh đạo Thành phố qua các thời kỳ.
+ Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Hà Nội; Bí thư Đảng bộ trực thuộc Thành ủy.
+ Đại biểu đại diện Ban Giám hiệu một số trường Đại học - Cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
+ Đại diện Lãnh đạo huyện Lâm Hà, huyện Đại Tẻh tỉnh Lâm Đồng.
+ Đại biểu các quận, huyện, thị xã: Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực Văn hóa - Xã hội.
+ Đại biểu đại diện Lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Anh hùng lực lượng vũ trang; đại diện các Ban liên lạc của Thành phố: Các chiến sỹ Cách mạng bị giặc bắt tù đày, Cựu thanh niên xung phong; đại biểu đại diện văn nghệ sỹ, nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, các tầng lớp Nhân dân, nhân chứng lịch sử và lực lượng vũ trang Thủ đô.
+ Đại biểu Công dân Thủ đô ưu tú thành phố Hà Nội.
(4) Phóng viên, báo chí Quốc tế, Trung ương và Hà Nội.
Theo Hướng dẫn 126-HD/BTGTW năm 2023 tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành thì tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) như sau:
- Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm
“Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - Nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc”
- Quy mô tổ chức kỷ niệm: Cấp quốc gia
- Nội dung tuyên truyền
+ Ý nghĩa lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô; truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng.
+ Lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, những thành tựu nổi bật của Thủ đô sau 70 năm giải phóng, đặc biệt là sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước..
+ Tôn vinh và tri ân công lao, đóng góp của các tầng lớp Nhân dân trong xây dựng, phát triển Thủ đô; biểu dương những tấm gương, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, những công dân tiêu biểu của Thủ đô.
+ Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, của Đảng bộ Thành phố Hà Nội nói riêng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
- Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
+ Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
+ Tổ chức Lễ kỷ niệm:
++ Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội.
++ Đọc diễn văn kỷ niệm: Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày.
++ Đơn vị thực hiện: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
+ Tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
+ Tổ chức các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, tuyên dương và gặp mặt công dân ưu tú của Thủ đô: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
+ Tổ chức các triển lãm về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
+ Tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
+ Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, nhất là các di tích gắn với sự kiện giải phóng Thủ đô phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử và phát triển du lịch: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
+ Xây dựng phim tài liệu: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.
+ Xây dựng phim tài liệu tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
+ Tổ chức Cuộc thi sáng tác kịch bản các thể loại phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình theo chủ đề tuyên truyền: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan thực hiện.
+ Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền về sự kiện.