02/02/2024 08:32

Chức năng của lưới điện quốc gia là gì? Trộm dây cáp điện có bị đi tù không?

Chức năng của lưới điện quốc gia là gì? Trộm dây cáp điện có bị đi tù không?

Xin chào Ban biên tập, gẩn đây tôi có đọc qua thông tin về hệ thống điện quốc gia trên báo, nhưng vẫn không hiểu rõ cụ thể chức năng của lưới điện quốc gia là gì? Rất mong nhận được sự giải đáp của Ban biên tập? Anh Trung Ngọc (Quảng Nam).

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

Chức năng của lưới điện quốc gia là gì?

Lưới điện quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp điện năng đến với mọi vùng miền của tổ quốc. Dưới đây là một vài chức năng chính của lưới điện quốc gia:

(1) Phân phối điện năng: Lưới điện quốc gia chịu trách nhiệm vận chuyển và phân phối điện năng từ các nguồn sản xuất đến các địa điểm sử dụng. Điện năng thường được tạo ra tại các nhà máy điện, như thủy điện, nhiệt điện, và điện gió;

(2) Chuyển đổi điện áp: Lưới điện quốc gia thường sử dụng các trạm biến áp để chuyển đổi điện áp từ cấp độ sản xuất lên cấp độ phân phối và cuối cùng đến cấp độ sử dụng. Điều này giúp đảm bảo rằng điện áp đúng được cung cấp cho các thiết bị và hệ thống sử dụng điện;

(3) Quản lý tải: Lưới điện quản lý và phân phối lượng điện năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hệ thống cần linh hoạt để xử lý các biến động về cường độ tiêu thụ điện trong thời gian thay đổi;

(4) Bảo đảm ổn định hệ thống: Lưới điện đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống ổn định về điện áp và tần số để đảm bảo an toàn và hiệu suất của các thiết bị sử dụng điện;

(5) Quản lý sự cố: Lưới điện quốc gia có khả năng quản lý sự cố, như mất điện, ngắn mạch, hoặc vấn đề khác để hạn chế ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thiết bị;

(6) Tích hợp nguồn năng lượng tái tạo: Lưới điện ngày càng tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời vào hệ thống để giảm phát thải khí nhà kính và giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng không tái tạo;

(7) Đo đạc và quản lý điện năng: Lưới điện quốc gia thường trang bị các thiết bị đo đạc để theo dõi và quản lý việc sử dụng điện, cũng như để thu thập dữ liệu về hiệu suất hệ thống và nguồn năng lượng.

Ngoài lưới điện quốc gia, hệ thống điện quốc gia còn có những thành phần nào khác?

Để trả lời cho câu hỏi trên, ta cần phải hiểu rõ khái niệm của hệ thống điện quốc gia.

Cụ thể, tại khoản 10 Điều 3 Luật Điện Lực 2004 có đưa ra định nghĩa hệ thống điện quốc gia như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

10. Hệ thống điện quốc gia là hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong phạm vi cả nước.

...

Theo đó, ngoài lưới điện quốc gia thì hệ thống điện quốc gia còn bao gồm nguồn điện (hay các nhà máy điện) và các hộ tiêu thụ điện trên toàn quốc. Cả 3 thành phần trên được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống điện đóng vai trò thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng chính là hệ thống điện quốc gia.

Trộm dây cáp thuộc lưới điện quốc gia có bị đi tù không?

Trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì hành vi trộm dây cáp thuộc lưới điện quốc gia sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) và sẽ bị phạt tù tương ứng với mức độ vi phạm, cụ thể:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

...

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo đó, hành vi ăn trộm dây cáp điện có thể bị phạt tù tối đa lên đến 20 năm, đồng thời người vi phạm cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng bên cạnh hình thức phạt tù.

Đỗ Minh Hiếu
1505

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn