Christmas Eve hay còn được gọi là Đêm vọng Lễ Giáng sinh hay Đêm Giáng sinh. Đây là đêm trước ngày Lễ Giáng Sinh (25 tháng 12), tức là đêm 24 tháng 12.
Đêm Giáng Sinh có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Kitô giáo và cả văn hóa đại chúng trên toàn thế giới. Đây là thời điểm mọi người thường sum họp gia đình, tham dự các buổi lễ nhà thờ, trao quà, hát thánh ca và tận hưởng không khí ấm áp, vui vẻ.
Ở Việt Nam, Đêm Giáng Sinh cũng rất được yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Các hoạt động phổ biến như đi lễ nhà thờ, đi dạo phố, tổ chức tiệc, tặng quà cho nhau,...
Đêm Giáng Sinh là một đêm đặc biệt, mang ý nghĩa tôn giáo và văn hóa sâu sắc. Đây là thời điểm để mọi người thể hiện tình yêu thương, sự sẻ chia và tận hưởng không khí ấm áp của mùa lễ hội.
Theo đó, Giáng sinh 2024 diễn ra vào 02 ngày:
- Ngày 24 tháng 12: được gọi là "Đêm vọng Lễ Giáng sinh".
- Ngày 25 tháng 12: được gọi là "Đại lễ Chúa Giáng Sinh".
Theo lịch trên, Giáng sinh 2024 trúng thứ 3 và thứ 4 trong tuần.
Giáng sinh 2024 vào ngày 24, 25 âm lịch tháng 11 năm 2024.
Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Theo đó, trong những quyền và nghĩa vụ người sử dụng lao động mà pháp luật đã quy định, thì người sử dụng lao động hay công ty không có nghĩa vụ phải tổ chức Lễ Giáng sinh cho người lao động, nên đây không phải là hoạt động bắt buộc. Tuy nhiên công ty vẫn hoàn toàn có thể tổ chức Lễ Giáng sinh cho nhân viên của mình.
Tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Việt Nam chỉ có 08 ngày lễ lớn theo quy định nêu trên, và Lễ Giáng sinh không phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam.