23/12/2024 10:41

Chiến dịch Biên giới năm 1950 thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta?

Chiến dịch Biên giới năm 1950 thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta?

Chiến dịch Biên giới năm 1950 giành được thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Chiến dịch Biên giới năm 1950 thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 là chiến dịch có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Pháp. Với phương châm "đánh điểm, diệt viện, lấy tiêu diệt địch ngoài công sự là chính", quân và nhân dân ta đã đạt được những thắng lợi quyết định, qua đó mở ra một giai đoạn mới cho cuộc kháng chiến.

Cụ thể, ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới năm 1950 đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được nêu rõ tại Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 như sau:

- Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới, chủ động tấn công Pháp. Sau gần một tháng (16/9 - 14/10/1950), ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và củng cố, phá vỡ thế bao vây, khai thông liên lạc với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, kết nối cách mạng nước ta với cách mạng thế giới.

Chiến thắng Biên giới góp phần quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh: Ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, quân Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự; đồng thời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về nghệ thuật chiến dịch và sự trưởng thành lớn mạnh của Quân đội ta.

- Sau chiến dịch Biên giới, các đại đoàn chủ lực tiếp tục được thành lập: Đại đoàn 312 (12/1950), Đại đoàn 320 (1/1951), Đại đoàn công pháo 351 (3/1951), Đại đoàn 316 (5/1951). Trong vòng 6 tháng (12/1950 - 6/1951), ta đã liên tiếp mở ba chiến dịch mang tên: Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung. Đây là những chiến dịch quy mô lớn đầu tiên đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Ta đã diệt hơn một vạn tên địch, trong đó gần một nửa là quân cơ động.

Như vậy, Chiến dịch Biên giới năm 1950 thắng lợi có ý nghĩa đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp như sau:

- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập;

- Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và củng cố, phá vỡ thế bao vây của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc, kết nối cách mạng nước ta với cách mạng thế giới;

- Góp phần quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh: Quân và nhân dân ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, quân Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự; đồng thời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về nghệ thuật chiến dịch và sự trưởng thành lớn mạnh của Quân đội ta.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được khái quát cô đọng trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Truyền thống đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thể hiện như sau:

- Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh và biết thắng.

- Gắn bó máu thịt với Nhân dân, quân với dân một ý chí.

- Đoàn kết nội bộ; cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu, giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động.

- Kỷ luật tự giác, nghiêm minh.

- Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, cần, kiệm xây dựng Quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công.

- Lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.

- Luôn luôn nêu cao tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, ứng xử chuẩn mực, tinh tế.

- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, chí nghĩa, chí tình.

Đỗ Minh Hiếu
42

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]