13/10/2023 17:33

Chỉ tiêu chất lượng đối với sữa chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 06-36 tháng tuổi

Chỉ tiêu chất lượng đối với sữa chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 06-36 tháng tuổi

Tôi muốn biết quy chuẩn đối với các sản phẩm sữa từ ngũ cốc cho trẻ từ 06-36 tháng tuổi hiện nay? “Hạ Vy-Quảng Bình”

Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi là gì?

Theo QCVN 11-4:2012/BYT thì Sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi là sản phẩm được chế biến chủ yếu từ một hoặc nhiều loại ngũ cốc xay, trong đó ngũ cốc chiếm ít nhất 25% thành phần hỗn hợp cuối cùng tính theo khối lượng chất khô. 

Sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi được phân loại thành các nhóm như sau:

- Sản phẩm chứa ngũ cốc được ăn kèm với sữa hoặc sản phẩm dinh dưỡng dạng lỏng thích hợp khác;

- Ngũ cốc có bổ sung thực phẩm giàu protein, được ăn kèm với nước hoặc các sản phẩm dinh dưỡng dạng lỏng thích hợp khác không chứa protein;

- Mỳ (pasta) ăn sau khi nấu chín bằng nước hoặc sản phẩm dạng lỏng thích hợp khác;

- Bánh mì giòn (rusk) và bánh quy (biscuit) ăn trực tiếp hoặc nghiền; có thể dùng kèm với nước, sữa hoặc các sản phẩm dạng lỏng thích hợp khác.

2. Chỉ tiêu chất lượng với sữa chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 06-36 tháng tuổi 

Theo đó, QCVN 11-4:2012/BYT quy định về quy chuẩn trong thành phần chung của sữa chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 06-36 tháng tuổi như sau:

Về yêu cầu chung:

- Các sản phẩm quy định tại Khoản 3.1, Phần I của QCVN 11-4:2012/BYT, được chế biến từ một hoặc nhiều loại ngũ cốc xay như: lúa mì, gạo, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, ngô, kê, lúa miến (sorghum) và kiều mạch (buckwheat). 

Ngoài ra, nguyên liệu chế biến có thể bao gồm đậu (đỗ), củ có tinh bột (củ dong, khoai lang hoặc sắn) hoặc cây thân có tinh bột; hạt có dầu với tỷ lệ nhỏ hơn. Các thành phần phải bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.

- Quá trình xử lý và sấy khô phải được thực hiện để giảm thiểu những tổn thất về giá trị dinh dưỡng, đặc biệt về chất lượng protein.

- Độ ẩm của sản phẩm tuân thủ nguyên tắc GMP đối với từng nhóm sản phẩm riêng. Độ ẩm phải đạt được ở mức hạn chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật, đồng thời đảm bảo giảm thiểu mức tổn thất giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

Về năng lượng:

Đơn vị

Tối thiểu

Tối đa

kcal/g

0,8

-

kJ/g

3,3

-

Về thành phần dinh dưỡng:

- Hàm lượng protein

Chỉ số hóa học của protein trong nguyên liệu phải đạt tối thiểu 80% so với casein chuẩn hoặc chỉ số PER của protein trong hỗn hợp phải đạt tối thiểu 70% so với casein chuẩn. Chỉ được bổ sung acid amin dạng đồng phân L với tỷ lệ phù hợp vào sản phẩm để cải thiện giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp protein.

Hàm lượng protein phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Nhóm sản phẩm

Tối thiểu(1)

Tối đa(2)

g/100 kcal

g/100 kJ

g/100 kcal

g/100 kJ

Sản phẩm quy định tại Điểm 3.1.2, Phần I của Quy chuẩn này

2,0

0,48

5,5

1,3

Sản phẩm quy định tại Điểm 3.1.4, Phần I của Quy chuẩn này

1,5

0,36

5,5

1,3

(1) Đối với lượng protein bổ sung

(2) Đối với hàm lượng protein trong sản phẩm

 

Hàm lượng  vitamin

 

Đơn vị

Tối thiểu

Tối đa

Ghi chú

Vitamin B1

Đối với 04 nhóm sản phẩm phân loại trong Khoản 3.1, Phần I của Quy chuẩn này.

 

mg/100 kcal

50

-

mg/100 kJ

12,5

-

Vitamin A

- Tính theo retinol tương đương

- Đối với nhóm sản phẩm quy định tại Điểm 3.1.2, Phần I của Quy chuẩn này và các nhóm sản phẩm khác quy định tại Khoản 3.1, Phần I của Quy chuẩn này, nếu có bổ sung vitamin A

mg/100 kcal

60

180

mg/100 kJ

14

43

Vitamin D

Đối với nhóm sản phẩm quy định tại Điểm 3.1.2, Phần I của Quy chuẩn này và các nhóm sản phẩm khác quy định tại Khoản 3.1, Phần I của Quy chuẩn này, nếu có bổ sung vitamin D

mg/100 kcal

1

3

mg/100 kJ

0,25

0,75

Các dạng vitamin bổ sung vào sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc dành cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi theo quy định của Bộ Y tế. Trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế thì thực hiện theo hướng dẫn của CODEX tại CAC/GL 10-1979, Rev.1-2008 Advisory List of Mineral Salts and Vitamin compounds for Use in Foods for Infants and Children (Danh mục khuyến cáo về các hợp chất vitamin và muối khoáng sử dụng trong thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).

Ngoài yêu cầu về hàm lượng protein thì quy chuẩn còn quy định về các chỉ tiêu hàm lượng lipid, hàm lượng carbohydrat, hàm lượng chất khoáng.

Xem chi tiết tại QCVN 11-4:2012/BYT.

Bùi Thị Như Ý
618

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn