27/07/2024 17:08

Cảnh sát 113 là lực lượng gì? Cảnh sát 113 có được xử phạt vi phạm giao thông không?

Cảnh sát 113 là lực lượng gì? Cảnh sát 113 có được xử phạt vi phạm giao thông không?

Cảnh sát 113 là lượng lượng nào? Lượng lượng cảnh sát 113 có thẩm quyền xử phạt vi phạm an toàn giao thông hay không?

1. Cảnh sát 113 là lực lượng gì?

Cảnh sát 113 là tên gọi tắt của lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh. Đây là lực lượng cảnh sát thường trực 24/24 để tiếp nhận thông tin và giải quyết ban đầu và nhanh chóng những vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự và yêu cầu chính đáng của nhân dân. 

Lực lượng Cảnh sát 113 được thành lập từ năm 2001 và được bố trí tại tất cả các địa phương trong cả nước.

Người dân có thể gọi đến lực lượng Cảnh sát 113 trong các trường hợp sau đây:

-Tội phạm đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.

- Khi phát hiện một người bị nghi là tội phạm hoặc có dấu hiệu phạm tội.

- Khi có người bị thương hoặc đang gặp nguy hiểm.

- Khi quan sát thấy ai đó có những hành vi đáng ngờ hoặc những kiện hàng, gói đồ, túi xách ... vô chủ tại những nơi công cộng tại những nơi công cộng.

- Các hành vi gây mất trật tự công cộng gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân hoặc cộng đồng dân cư.

VD: Khi có nhóm người đánh nhau hoặc gây rối an ninh trật tự

- Khi phát hiện có xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Và một số trường hợp khác.

Khi gặp trường hợp nêu trên, người dân cần gội điện cho lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh qua số điện thoại 113. Đây là số điện thoại miễn phí và có thể gọi từ bất kỳ máy điện thoại nào.

2. Cảnh sát 113 có được xử phạt vi phạm giao thông không?

Theo quy định tại định tại khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh (Cảnh sát 113), Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến trật tự an toàn giao thông theo quy định này.

Một số lỗi vi phạm an toàn giao thông mà các lực lượng nêu trên có thẩm quyền xử phạt có thể kể đến như: Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. (Điểm g khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đồng thời tại Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 9. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ:

a) Chỉ đạo, điều hành việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông;

b) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:

a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;

c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.

Như vậy, cảnh sát 113 thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông đường bộ theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Đồng thời cảnh sát 113 được phép xử phạt vi phạm giao thông đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng.

Trân trọng!

Đỗ Minh Hiếu
1922

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]