23/09/2022 08:03

Thời hiệu là gì? Cách phân biệt thời hiệu và thời hạn?

Thời hiệu là gì? Cách phân biệt thời hiệu và thời hạn?

“Tôi thường nghe đến các từ thời hạn và thời hiệu. Vậy tôi xin hỏi thời hạn, thời hiệu là gì và chúng khác như như thế nào? Xin cảm ơn!" _Ánh Hồng (Bắc Giang)

Chào chị, đối với nội dung chị yêu cầu, Ban biên tập xin gửi đến chị một số thông tin sau:

Thời hiệu là gì?

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.(theo quy định tại Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015)

Phân biệt thời hiệu và thời hạn

Tiêu chí

Thời hạn

Thời hiệu

Khái niệm

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Đơn vị tính

Có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

 Năm

Phân loại

+ Thời hạn do luật định

+ Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên

+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự

+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

+ Thời hiệu khởi kiện

+ Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Thời điểm bắt đầu

Ngày băt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu

Gia hạn

Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.

Không gia hạn

Chủ thể áp dụng

- Cơ quan nhà nước

- Cá nhân, tổ chức

Các cơ quan nhà nước, chủ yếu là Tòa án, Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát

Trường hợp áp dụng

- Trong giao dịch dân sự giữa cá nhân, tổ chức với nhau

- Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết vấn đề cụ thể (Ví dụ: Thời hạn tạm giam)

- Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết các yêu cầu, tranh chấp theo luật định.

Hậu quả pháp lý

Chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó

Không phải gánh chịu hậu quả pháp lý.

Cơ sở pháp lý

Điều 144 - 148 Bộ luật Dân sự 2015)

Điều 149 - 157 Bộ luật Dân sự 2015)

 

Nguyễn Sáng
33401

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]