06/06/2024 16:35

Các mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm mới nhất năm 2024

Các mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm mới nhất năm 2024

Khi bị vi phạm kỷ luật ở trường nên phải làm bản kiểm kiểm rút kinh kiệm. Vậy mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm hiện nay như thế nào?

1. Khi nào thì phải viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm?

Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm là một văn bản do cá nhân tự viết để trình bày về một sự việc, hành vi vi hoặc nhưng hạn chế mà bản thân đã mắc phải trong quá trình học tập, làm việc hoặc sinh hoạt. Mục đích của bản kiểm điểm là để người viết nhìn nhận, đánh giá lại hành vi của bản thân, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và đưa ra định hướng cho thời gian sắp tới.

Đối tượng viết bản kiểm điểm gồm:

- Học sinh;

- Đảng viên;

- Cán bộ;

- Công chức;

- Viên chức.

Bản kiểm điểm phải đáp ứng một số nội dung gồm:

- Quốc hiệu;

- Tiêu ngữ;

- Tiêu đề;

- Thông tin người viết kiểm điểm;

- Nội dung kiểm điểm;

- Lời cam đoan (nếu có)

Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm thường được dùng trong các trường hợp sau:

- Khi vi phạm kỷ luật, nội quy, quy chế của tổ chức, đơn vị.

- Trong các kỳ đánh giá, xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

- Khi xin thôi việc, chuyển công tác hoặc bị kỷ luật, đình chỉ công tác.

- Trước khi được bầu làm cán bộ, đảng viên mới.

Bản kiểm điểm rút kinh nghiệm giúp cá nhân học hỏi từ những sai lầm của bản thân và không ngừng hoàn thiện bản thân. Mỗi cá nhân nên thường xuyên viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

2. Các mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm mới nhất năm 2024

Sau đây là một vài mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm mới nhất năm 2024, mời bạn tham khảo qua:

Mẫu 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/mau-ban-kiem-diem-rut-kinh-nghiem-1.docx

Mẫu 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/mau-ban-kiem-diem-rut-kinh-nghiem-2.docx

3. Các hành vi học sinh không được làm theo Điều lệ trường học

Căn cứ quy định tại Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về những hành vi học sinh không được làm, bao gồm:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Cách thức kiểm điểm đối với Đảng viên

Theo quy định tại Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023, cách thức kiểm điểm đối với Đảng viên như sau:

(1) Chuẩn bị kiểm điểm

- Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.

- Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.

- Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.

(2) Nơi kiểm điểm

- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.

- Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.

(3) Trình tự kiểm điểm

- Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.

- Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.

Nguyễn Phạm Hoàng Thuy
8808

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn