Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Xem thêm: Người dưới 18 tuổi có được xem phim sex không?
Xem thêm: Sinh viên xem phim sex, đăng nội dung đồi trụy lên mạng xã hội sẽ bị xử phạt thế nào?
Bisexual là thuật ngữ dùng để nói về 1 trong 4 xu hướng tình dục tiêu biểu của cộng đồng LGBT. Theo đó, Bisexual có sự đa dạng và phức tạp của xu hướng tình dục.
Bisexual là những người có xu hướng tình dục song tính, nghĩa là bị hấp dẫn, rung động, có cảm xúc yêu đương, ân ái với cả hai giới tính, nam và nữ.
Ngoài ra, Bisexual có 4 xu hướng tình dục khác nhau như:
- Dị tính (Heterosexual): Là người bị hấp dẫn bởi những người khác giới (xu hướng bình thường).
- Đồng tính (Homossexual): Là người bị hấp dẫn bởi người khác cùng giới tính.
- Toàn tính (Pansexual): Là người bị hấp dẫn bởi bất cứ giới tính nào.
- Vô tính (Asexual): Là người không bị hấp dẫn bởi bất cứ giới tính nào.
Một số hình thức thể hiện của người Bisexual:
- Có thể thể hiện qua hình ảnh cơ thể, phong cách ăn mặc nam tính, nữ tính hoặc trung tính... đại diện cho cộng đồng song tính.
- Sử dụng các biểu tượng, cờ hay màu sắc đại diện cho người Bisexual như cờ có 3 màu hồng, tím, xanh dương.
- Thể hiện quan tâm, ủng hộ hoặc tham gia vào cộng đồng LGBT.
- Hay chia sẻ hình mẫu tích cực đại diện cho cộng đồng song tính...
Bisexual là một trong những chữ cái viết tắt của cộng đồng LGBT. Theo đó, các xu hướng tình dục còn lại ngoài Bisexual của cộng đồng LGBT bao gồm:
- Đồng tính nam (Gay): Nam giới bị hấp dẫn về tình cảm, tình dục đối với nam giới.
- Đồng tính nữ (Lesbian): Nữ giới bị hấp dẫn về tình cảm, tình dục đối với nữ giới.
- Chuyển giới (Transgender): Bản dạng giới khác với giới tính khi sinh. Nghĩa là nhờ việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính, họ đã có bộ phận sinh dục đúng với giới tính mà mình mong muốn.
Ngày 17/5/1990, Tổ Chức Y tế Thế giới (WTO) đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần. Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã xác định “đồng tính không phải là bệnh”, mà là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới. Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.
Theo đó, ngày 03/08/2022, Bộ Y tế Việt Nam ban hành Công văn 4132/BYT-PC đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của mình quán triệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc như sau:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới;
- Khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các đối tượng này;
- Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh.
- Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, mọi người đều có quyền bình đẳng, không phụ thuộc vào xu hướng tình dục hay bản dạng giới của họ. Xu hướng tính dục là bẩm sinh, không ai lựa chọn được. Do đó, không nên phân biệt đối xử dựa trên đặc điểm bẩm sinh. Mỗi người có nhân cách, khả năng và đóng góp riêng cho xã hội, xu hướng tình dục không ảnh hưởng đến giá trị con người. Việc kỳ thị người đồng giới có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như trầm cảm, tự tử...
Người đồng giới xứng đáng được đối xử bình đẳng và tôn trọng. Hãy cùng chung tay xây dựng xã hội bao dung, hòa nhập cho tất cả mọi người.
Trân trọng!