19/04/2024 16:48

Bệnh nghề nghiệp là gì? Bệnh nghề nghiệp có được hưởng BHXH không?

Bệnh nghề nghiệp là gì? Bệnh nghề nghiệp có được hưởng BHXH không?

Cho tôi hỏi, bệnh nghề nghiệp là gì và khi bị bệnh nghề nghiệp thì có được hưởng BHXH hay không? Anh Bình-Bình Dương

Chào anh, Ban biên tập xin trả lời như sau:

1. Bệnh nghề nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, bệnh nghề nghiệp được quy định là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Để được hưởng BHXH thì bệnh nghề nghiệp phải nằm trong danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi Thông tư 02/2023/TT-BYT gồm 35 bệnh nghề nghiệp sau:

1

Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp

2

Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp

3

Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp

4

Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp

5

Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp

6

Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

7

Bệnh hen nghề nghiệp

8

Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp

9

Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen

10

Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp

11

Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp

12

Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp

13

Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp

14

Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp

15

Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp

16

Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp

17

Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp

18

Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

19

Bệnh giảm áp nghề nghiệp

20

Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân

21

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ

22

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp

23

Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp

24

Bệnh nốt dầu nghề nghiệp

25

Bệnh sạm da nghề nghiệp

26

Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm

27

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài

28

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su

29

Bệnh Leptospira nghề nghiệp

30

Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp

31

Bệnh lao nghề nghiệp

32

Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

33

Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp

34

Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp

35

Bệnh Covid-19 nghề nghiệp

Như vậy, nếu bệnh nghề nghiệp nằm trong danh mục bênh nghề nghiệp thì sẽ được hưởng BHXH theo quy định pháp luật.

2. Mức hưởng chế độ đối với bệnh nghề nghiệp

Đối với mức hưởng chế độ đối với bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần và trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 48, 49  Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 là :

- Trợ cấp một lần: đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%, mức trợ cấp như sau:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

- Trợ cấp hằng tháng: đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên như sau:

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

(Mức trợ cấp được quy định chi tiết tại Điều 9 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH)

Trân trọng!

Phạm Thị Thu Hà
228

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]