Phim "Đèn Âm Hồn" là một bộ phim thể loại tâm linh kinh dị của đạo diễn Hoàng Nam. Bộ phim lấy cảm các từ Chuyện “Người Con Gái Nam Xương”, xảy tại một ngôi làng miền Bắc vào thời phong kiến. Phim chiều với thời lượng 123 phút (khoảng 2 tiếng).
Phim kể về Thương, người phụ nữ có chồng đi lính, sống cùng cậu con trai Lĩnh. Một ngày nọ, Lĩnh vô tình nhặt được cây đèn lạ, từ đó cậu gọi chiếc bóng hiện trên tường là cha. Tuy nhiên cây đèn lạ lại mang đến những nỗi sợ hãi và những bí ẩn không có lời giải đáp trong ngôi làng.
Tác phẩm khai thác những tình tiết tâm linh nhưng không hù dọa khán giả mà mang những thông điệp nhân văn về gia đình, tổ tiên, văn hóa phong tục Bắc bộ. Phim cài cắm nhiều chi tiết về thờ cúng tổ tiên, nhân quả, sợi dây kết nối âm dương.
Bộ phim đã chính thức ra rạp vào ngày 07/02/2025, hiện đang dẫn đầu doanh thu phòng vé.
Phim "Đèn Âm Hồn" được xếp hạng T18, do đó khán giả phải từ 18 tuổi trở lên mới được phép xem phim, vì bộ phim chứa đựng nhiều tình tiết gay cấn, đáng sợ và những hình ảnh ma mị, không phù hợp với trẻ em.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, bao gồm:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Theo đó, việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tín ngưỡng phải dựa trên 02 nguyên tắc sau:
- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Mê tín dị đoan là khái niệm khác biệt hoàn toàn so với niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng văn hóa. Mê tín dị đoan là việc đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, không dựa trên cơ sở khoa học, logic hay thực tế, mà chỉ dựa vào những quan niệm được truyền miệng hoặc do tưởng tượng.
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
…
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
Như vậy, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hoạt động có nội dung mê tín dị đoan.