12/12/2023 17:35

Báo cáo thành tích đảng viên là gì? Mẫu báo cáo thành tích đảng viên năm 2023

Báo cáo thành tích đảng viên là gì? Mẫu báo cáo thành tích đảng viên năm 2023

Tôi muốn tìm mẫu báo cáo thành tích đảng viên? Hình thức khen thưởng đối với cá nhân đạt thành tích như thế nào? Lâm Hoàng - Đà Nẵng

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

>>Xem thêm: 

Hướng dẫn thực hiện bài thu hoạch lớp đảng viên mới năm 2024

Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành bao nhiêu cương lĩnh từ khi thành lập cho đến nay?

Ban cán sự đảng là gì? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban cán sự đảng?

Đảng viên vi phạm quy định bầu cử bị kỷ luật thế nào? 

1. Báo cáo thành tích đảng viên là gì?

Báo cáo thành tích đảng viên có thể hiểu là việc đảng viên tiến hành kê khai các thành tích đạt được trên một mẫu văn bản, nhằm đánh giá sự đóng góp của mình đối với các hoạt động của đảng trong một khoản thời gian nhất định. Giấy báo cáo thành tích đảng viên trình bày về các thành tích, nhiệm vụ của một đảng viên đạt được để gửi lên cấp trên xét duyệt nhằm mục đích tuyên dương, khen thưởng, đề xuất tăng lương, thăng chức

Thông thường, báo cáo thành tích đảng viên được thực hiện theo định kỳ theo quy chế, của mỗi cơ quan tổ chức khác nhau. Việc báo cáo thành tích đảng viên giúp cho cấp trên nắm bắt được khả năng đóng góp của đảng viên đối với nhiệm vụ được giao phó, từ đó có thể có những cơ chế khen thưởng phù hợp.

2. Mẫu báo cáo thành tích đảng viên năm 2023 và cách viết

Mẫu báo cáo thành tích đảng viên năm 2023: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/mau-bao-cao-thanh-tich-dang-vien.docx

Cách viết mẫu báo cáo thành tích đảng viên 2023

Báo cáo thành tích đảng viên là căn cứ để cá nhân đảng viên được xét thưởng. Nên khi làm báo cáo cần các thông tin sau:

- Thông tin cá nhân và đơn vị công tác:

Khi thực hiện viết báo cáo thành tích cá nhân đảng viên thì cần có các thông tin của người lập báo cáo và cơ quan đang công tác cần phải được ghi rõ ràng, chính xác tuyệt đối tránh sự sai sót không đáng có.

Trong trường hợp người lập báo cáo điền sai thông tin cá nhân của mình hoặc thông tin về đơn vị công tác, quá trình thực hiện các thủ tục xét thưởng cũng có thể sẽ bị gián đoạn, mất thời gian.

- Về thành tích đã đạt được:

Đảng viên được khen thưởng cần thể hiện được thành tích, chất lượng, hiệu quả công việc một cách chi tiết, rõ ràng nhất.

Có thể chứng minh bằng cách so sánh kết quả với các năm trước để thấy được sự tiến bộ của bản thân. 

3. Nguyên tắc khen thưởng đối với cá nhân có thành tích

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc khen thưởng như sau:

Điều 3. Nguyên tắc khen thưởng

1. Hình thức khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân và thành tích đạt được.

2. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

Không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được. Hình thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung.

Như vậy, việc khen thưởng cá nhân có thành tích phải phù hợp với đối tượng, chức năng, và nhiệm vụ được giao, ưu tiên khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu và cá nhân nữ có thành tích khi đủ điều kiện khen thưởng.

4. Hình thức khen thưởng đối với cá nhân có thành tích như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 12/2019/TT-BNV quy định về hình thức khen thưởng như sau:

Điều 3. Về hình thức khen thưởng

1. Cơ quan có thẩm quyền căn cứ đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao và thành tích đạt được của tập thể, cá nhân để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các hình thức phù hợp.

2. Không tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích đạt được. Tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn tặng hình thức, mức hạng nào thì xét, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng hình thức, mức hạng đó, không đề nghị khen thưởng vượt mức hạng.

Đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất Người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh khen thưởng theo thẩm quyền, trường hợp thành tích tiêu biểu xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng trong lĩnh vực thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh thì đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.

3. Trong 01 năm không đề nghị xét, tặng 02 hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một tập thể hoặc một cá nhân (trừ khen thưởng đột xuất; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng theo niên hạn).

Bên cạnh đó tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 12/2019/TT-BNV quy định hình thức khen thưởng cấp nhà nước bao gồm: Huân chương; Huy chương; danh hiệu vinh dự Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 

Như vậy, hình thức khen thưởng đối với cá nhân có thành tích sẽ được thực hiện theo các hình thức phù hợp đối với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao và thàch tích đạt được của cá nhân đối với từng cơ quan. 

Trân trọng!

Bùi Thị Như Ý
3896

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]