07/01/2025 08:22

Bảng tính năm sinh, tuổi theo lớp học năm 2025 chi tiết mới nhất thế nào? Học sinh bao nhiêu tuổi vào học cấp 1 năm học 2025 2026?

Bảng tính năm sinh, tuổi theo lớp học năm 2025 chi tiết mới nhất thế nào? Học sinh bao nhiêu tuổi vào học cấp 1 năm học 2025 2026?

Xem bảng tính năm sinh, tuổi theo lớp học chi tiết mới nhất 2025 ở đâu? Học sinh bao nhiêu tuổi vào học cấp 1, cấp 2, cấp 3 năm học 2025 2026?

Bảng tính năm sinh, tuổi theo lớp học năm 2025 chi tiết mới nhất thế nào?

Dưới đây là bảng năm sinh, tuổi theo lớp học chi tiết mới nhất tính theo lịch dương năm 2025:

Lớp học

Năm sinh

Tuổi năm 2025

Lớp 1

2019

6 tuổi

Lớp 2

2018

7 tuổi

Lớp 3

2017

8 tuổi

Lớp 4

2016

9 tuổi

Lớp 5

2015

10 tuổi

Lớp 6

2014

11 tuổi

Lớp 7

2013

12 tuổi

Lớp 8

2012

13 tuổi

Lớp 9

2011

14 tuổi

Lớp 10

2010

15 tuổi

Lớp 11

2009

16 tuổi

Lớp 12

2008

17 tuổi

Lưu ý: 

- Bảng tính tuổi trên không áp dụng đối với trường hợp học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn quy định.

- Trong thực tế, có thể có sự chênh lệch nhỏ do ngày tháng sinh của từng học sinh.

Học sinh bao nhiêu tuổi vào học cấp 1 năm học 2025 2026?

Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:

Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông

1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:

a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 bao gồm:

(1) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

(2) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

(3) Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

Như vậy, học sinh vào lớp 1 phải đủ 6 tuổi tính theo năm. Do đó, học sinh bắt đầu lớp 1 năm học 2025-2026 sẽ sinh vào năm 2019. Đồng thời, tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm; tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Chương trình giáo dục năm 2025 được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019 về chương trình giáo dục như sau:

- Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

- Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

- Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019.

Nguyễn Ngọc Trầm
7

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]